Tăng tốc sản xuất trang thiết bị y tế, máy thở

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tập huấn về điều trị, sàng lọc, chuẩn bị bệnh viện dã chiến; tăng tốc việc sản xuất các trang thiết bị y tế, trong đó có máy thở bảo đảm chất lượng và giá thành phù hợp.
Tăng tốc sản xuất trang thiết bị y tế, máy thở

Đây là nội dung tại Thông báo 143/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 3/4/2020.

Thông báo nêu rõ, công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta đang trong giai đoạn cao điểm, có ý nghĩa quyết định. Các cấp, các ngành, địa phương, nhất là Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai quyết liệt, nghiêm túc, sáng tạo, rất có trách nhiệm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 15/CT-TTg, số 16/CT-TTg đạt kết quả tích cực.

Đến nay ta đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh; việc khoanh vùng các ổ dịch, truy vết phát hiện, cách ly nguồn lây bệnh được thực hiện kịp thời, hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng; đã điều trị khỏi 85 bệnh nhân, chưa để xảy ra tử vong.

Trong bối cảnh tập trung phòng, chống dịch, kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm, nước ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng 3,82% trong quý I năm 2020 - mức cao nhất trong khu vực.

Việt Nam vẫn có nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng, đòi hỏi các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền các cấp, lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, chần chừ; tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng nhân dân, huy động tổng lực, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch với tinh thần kiên quyết hơn, mạnh mẽ hơn, khẩn trương hơn, đặc biệt là thực hiện nghiêm các giải pháp cấp bách, không làm suy giảm mức độ và các yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị toàn thể nhân dân tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách, nhất là về cách ly toàn xã hội, hạn chế đi lại, di chuyển, góp phần cùng cả nước đẩy lùi đại dịch.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng đầy đủ kịch bản đối với mỗi trường hợp dịch lan rộng theo hướng chủ động hơn nữa, không để rơi vào tình trạng bị động, lúng túng; chỉ đạo xử lý triệt để các ổ dịch hiện có, hết sức lưu ý việc rà soát, sàng lọc để phát hiện và xử lý kịp thời các ca nhiễm, ổ dịch mới trong cộng đồng.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện phòng, chống dịch tại cơ sở bảo trợ xã hội, các nhà dưỡng lão, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam; phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tiếp nhận nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cho công tác phòng, chống dịch để sử dụng kịp thời, hiệu quả với kinh phí từ ngân sách nhà nước; tổ chức tiếp nhận, chuyển giao số máy thở được hỗ trợ, tài trợ từ một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...