Tăng trưởng GDP tới đây trông cậy vào đâu?

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều biến động, theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc tăng trưởng GDP cần tìm đường đi mới, đừng đặt mục tiêu kép vừa đạt cả số và chất lượng tăng trưởng, mà chỉ
Tăng trưởng GDP tới đây trông cậy vào đâu?

Tăng trưởng kinh tế cần tìm hướng đi mới.

Không còn thời tăng trưởng kinh tế (GDP) trông vào dầu thô, khai khoáng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nhiều biến động, theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc tăng trưởng GDP cần tìm đường đi mới, đừng đặt mục tiêu kép vừa đạt cả số và chất lượng tăng trưởng, mà chỉ nên chọn một. Môi trường kinh doanh vẫn là yếu tố cần cải cách mạnh mẽ hơn.

Vẫn hoài nghi chất lượng tăng trưởng

Hiện, có nhiều ý kiến bàn về sự hoài nghi của chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam bởi lần đầu tiên, tăng trưởng kinh tế nhảy vọt từ quý 1 (5,24%) đạt kỷ lục vào quý 3 (7,24%) trong khi giải ngân ít còn tốc độ tăng trưởng của ngành trụ cột như dầu khí giảm mạnh.

“Tại sao có bất thường như vậy. Thời điểm này cần giải quyết vấn đề lòng tin, không phải là số liệu và cách nhìn của triển vọng Việt Nam”, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ý kiến. TS Trần Đình Thiên cho rằng, cách tiếp cận về tăng trưởng của Việt Nam vẫn bị lệch, nói nhiều về chất lượng nhưng tiếp cận chưa đầy đủ, chỉ nói về số lượng. “Khi họp Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, tôi nói là không chỉ cần năm 2017 mà cần bàn động lực tăng trưởng trong 3 năm tới để tạo tư duy mới. Tôi thấy câu chuyện phó thủ tướng nói là thời đại mới cần động lực mới chứ không phải là cải cách động lực cũ”, TS Thiên nói.

Theo GS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, tăng trưởng kinh tế dựa trên nguồn lực cũ hiện không còn phù hợp, thậm chí đem lại rủi ro cho nền kinh tế. Thời gian tới, cần tìm ra động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn. “Mục tiêu 2016-2020 đòi hỏi chúng ta phải đánh giá nghiêm túc, có trách nhiệm để tìm ra động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh dư địa. Động lực mới tăng trưởng phải nâng cao năng suất, hướng tới số lượng gắn với chất lượng tăng trưởng”, GS Nguyễn Quang Thuấn khẳng định. Theo ông, quan trọng cần xác định nút thắt, điểm nghẽn, động lực để đưa ra giải pháp cho tăng trưởng thời gian mới.

Trước câu chuyện này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, muốn phát triển nhanh bền vững phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Động lực tăng trưởng chính tập trung vào điều gì, nông nghiệp hay du lịch? Chọn nhiều trọng tâm trọng điểm sẽ thành chiến lược kiểu quả mít. Chính phủ muốn lắng nghe đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam như thế nào, và nhìn từ DN cải cách như thế nào. Tăng trưởng kinh tế phải do nội lực quyết định. FDI đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên phải kết nối cả hai yếu tố trên để tránh “rủi ro 2 nền kinh tế trong một quốc gia”.

Môi trường kinh doanh còn gây khó DN trong nước?

Trước bối cảnh thế giới xoay chuyển với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về động lực tăng trưởng thời gian tới của Việt Nam. TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, cái khó của Việt Nam là bài toán kép làm sao vừa đạt tăng trưởng cao, vừa đảm bảo chất lượng.

“Động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thời gian tới cần tập trung vào 3 trụ cột quan trọng, bao gồm thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng. Như việc chúng ta xây nhà, đây là 3 yếu tố tạo nền móng. Chỉ cần làm tốt các nền móng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế chứ không cần tìm động lực mới”, ông Lịch nói.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, thời gian qua với sự nỗ lực cải cách thể chế của Chính phủ, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện. Điều đó thể hiện qua việc bộ ngành rà soát, bãi bỏ điều kiện kinh doanh. Sau nhiều lần doanh nghiệp kiến nghị, Bộ Công thương bãi bỏ việc kiểm tra chuyên ngành Fomandehit với sản phẩm ngành dệt may.

“Chính phủ cần theo dõi, gây áp lực hành chính mạnh mẽ để các bộ, ngành bãi bỏ ít nhất một nửa điều kiện kinh doanh đang có. Đồng thời cơ quan quản lý cần kết nối thủ tục hành chính lên cổng thông tin điện tử quốc gia và tiếp tục giảm chi phí cho doanh nghiệp”, ông Cung nói.

Một trong những động lực cho tăng trưởng được chuyên gia nhắc nhiều là chăm lo chất lượng nguồn nhân lực. Theo ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn nhân lực giá rẻ của Việt Nam đang mất dần. Vì vậy, Việt Nam nên tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là phương pháp giáo dục.

Để tạo sự phát triển mạnh mẽ như bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc từng thực hiện. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, môi trường kinh doanh của Việt Nam cải cách nhưng dường như mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI, còn DN trong nước vẫn rất chật vật. Chính phủ nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi còn địa phương thì tìm cách giữ lại điều kiện kinh doanh để gây khó dễ cho DN.

“Doanh nghiệp mong đợi môi trường kinh doanh tốt để Chính phủ không phải ra nghị quyết 19, nghị quyết 35 để chạy theo tháo gỡ các vấn đề. Đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với bên ngoài, ứng phó thách thức của bối cảnh kinh tế thế giới”, bà Lan nói.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…