Tăng trưởng tín dụng chậm, chỉ đạt 1,61% trong quý 1/2023

Quý 1/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh các mức lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sức hấp thụ của nền kinh tế vẫn rất chậm…
Tăng trưởng tín dụng chậm lại, đạt 1,61% trong quý 1/2023

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố trong báo cáo kinh tế xã hội quý 1/2023, tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 2,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77% (cùng kỳ năm 2022 tăng 2,15%). Đáng chú ý, mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 1,61%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 4,03% .

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra vào đầu tháng 3, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng 2 tháng đầu năm tăng chậm do thời điểm này trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.  Bên cạnh đó, sức khỏe nhiều doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, không đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Đơn hàng của nhiều doanh nghiệp cũng suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.

Ngoài ra, những năm trước, tín dụng bất động sản tăng mạnh, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại, song năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, dù vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Các chuyên gia Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ vào khoảng 11-12% trong năm 2023, thấp hơn mức mục tiêu 15.5-16% của năm 2022 do nhu cầu tín dụng giảm trong bối cảnh lãi suất tăng cùng với các động lực tăng trưởng kinh tế có xu hướng suy giảm cùng với quan điểm hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của nhà điều hành.

Ngày 14/3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh các mức lãi suất. Theo đó, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống còn 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với Tổ chức tín dụng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm, của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.

Tỷ giá và thị trường tiền tệ nhìn chung ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế. Đến ngày 23/3/2023, tỷ giá trung tâm ở mức 23,615 VND/USD, tăng 0,01% so với cuối năm 2022. Tỷ giá niêm yết mua - bán của Vietcombank ở mức 23.330-23.670 VND/USD, giảm 0,21-0,25% so với cuối năm 2022.

Những tháng đầu năm 2023, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và thách thức, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng doanh thu phí bảo hiểm quý 1/2023 ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 39.588 tỷ đồng, tăng 3,1%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.870 tỷ đồng, tăng 15,2%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây chịu ảnh hưởng nhất định trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Tăng trưởng của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào động thái của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cũng như sức bật của doanh nghiệp.

Trên thị trường cổ phiếu, tính đến ngày 27/3/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.050,24 điểm, tăng 2,49% so với cuối tháng trước và tăng 4,28% so với cuối năm 2022; mức vốn hóa thị trường đến ngày 28/2/2023 đạt 5.310 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với cuối năm 2022.

Trong tháng 3, giá trị giao dịch bình quân đạt 10.181 tỷ đồng/phiên, giảm 12,6% so với bình quân tháng trước. Tính chung quý 1/2023, giá trị giao dịch bình quân đạt 11.437 tỷ đồng/phiên, giảm 43,3% so với bình quân năm 2022.

Thị trường cổ phiếu hiện có 758 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết; 857 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM với tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch đạt 1.981 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với cuối năm 2022.

Trên thị trường trái phiếu, giá trị giao dịch bình quân trong tháng 3 đạt 4.870 tỷ đồng/phiên, giảm 13,3% so với tháng trước; bình quân quý 1/2023 đạt 4.740 tỷ đồng/phiên, giảm 38,3% so với bình quân năm 2022. Hiện có 453 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.807 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cuối năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 trong tháng 3/2022 đạt 357.247 hợp đồng/phiên, tăng 16% so với tháng trước; khối lượng giao dịch bình quân sản phẩm chứng quyền có bảo đảm đạt 16,99 triệu chứng quyền/phiên, giảm 26%.

Tính từ đầu năm đến 16/3/2023, khối lượng giao dịch bình quân của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 đạt 304,965 hợp đồng/phiên, tăng 12% so với bình quân năm 2022; chứng quyền có bảo đảm đạt 20,87 triệu chứng quyền/phiên, giảm 36%.

Xem thêm

GDP quý 1/2023 ước tính tăng 3,32%

GDP quý 1/2023 ước tính tăng 3,32%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê vừa công bố, ước tính GDP quý 1/2023 của cả nước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái…
Ngành nông, lâm, thủy sản quý 1/2023: Cụ thể hoá những tín hiệu tích cực

Ngành nông, lâm, thủy sản quý 1/2023: Cụ thể hoá những tín hiệu tích cực

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế - xã hội quý 1/2023. Theo đó, sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...