FDI quý 1/2023 giảm mạnh, chỉ đạt 5,45 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong quý 1/2023 đạt 5,45 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 38,8%...
đầu tư nước ngoài
FDI vào Việt Nam từ 2019 đến tháng 3/2023

Tính đến ngày 20/3/2023, FDI đăng ký vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,45 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với vốn đăng ký cấp mới có 522 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,02 tỷ USD, tăng 62,1% về số dự án và giảm 5,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,35 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 362,1 triệu USD, chiếm 12%. Và các ngành còn lại đạt 314,4 triệu USD, chiếm 10,4%.

Đặc biệt, trong 44 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,35 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. 

Về vốn đăng ký điều chỉnh của 234 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước với số vốn đầu tư tăng thêm 1,21 tỷ USD, giảm 70,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án, FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,43 tỷ USD, chiếm 81% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. FDI vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 363,7 triệu USD, chiếm 8,6%, các ngành còn lại đạt 441,9 triệu USD, chiếm 10,4%.

Còn vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 703 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,22 tỷ USD, giảm 25,5% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó có 298 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 777,5 triệu USD và 405 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 438,1 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 550,9 triệu USD, chiếm 45,3% giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 402,1 triệu USD, chiếm 33,1%; ngành còn lại 262,7 triệu USD, chiếm 21,6%.

Đánh giá chung về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý 1/2023, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tỷ trọng vốn đầu tư mới trong tổng vốn đăng ký tăng lên, trong khi tỷ trọng vốn đầu tư điều chỉnh giảm đi. Tỷ trọng góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng nhẹ trong 3 tháng năm 2023.

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Đồng Nai, Bắc Ninh, TP.HCM, Hải Phòng…

Lý giải cho sự giảm sút mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam giảm mạnh, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là do trong 3 tháng cuối năm 2022 có sự gia tăng đột biến với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án LEGO, với tổng vốn đăng ký 1,32 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới 41% tổng vốn đăng ký mới.

Trong khi đó, giá trị góp vốn, mua cổ phần, cũng giảm và vốn điều chỉnh chưa được cải thiện nhiều so với 2 tháng. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ.

Cũng trong số liệu của Tổng cục Thống Kê, theo đó đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong ba tháng đầu năm 2023 có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 113,3 triệu USD, giảm 37,2% so với cùng kỳ năm trước. Có 7 lượt dự án điều chỉnh vốn tăng 6,2 triệu USD, giảm 80,1%. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 119,5 triệu USD, giảm 43,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2023 có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Singgapore là nước dẫn đầu với 105,5 triệu USD, chiếm 88,3% tổng vốn đăng ký; Israel triệu USD, chiếm 4,2%; Campuchia 2,1 triệu USD, chiếm 1,7%; Australia 1,6 triệu USD, chiếm 1,3%; Thái Lan 1,3 triệu USD, chiếm 1,1%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...