Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải trình về khoản lỗ hơn 31.000 tỷ đồng

Mỗi kWh điện bán ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 180 đồng do giá nhiên liệu (than, dầu, khí) ở mức cao. Để đảm bảo hoạt động, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam lên tiếng về khoản lỗ hơn 31.000 tỷ đồng

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân đã giải trình về khoản lỗ 31.000 tỷ đồng trong năm 2022 với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo đó, giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới trong năm 2022 tăng cao bất thường khiến chi phí mua điện của EVN tăng theo.

Hiện nay, giá than nhập khẩu tăng 6 lần so với đầu năm 2021 và tăng 3 lần so với đầu năm 2022. Việc tăng thêm này khiến chi phí của EVN tăng lên 47.000 tỷ đồng trong năm 2022. Giá khí ăn theo giá dầu tăng 5.500 tỷ đồng.

Kết quả, mỗi kWh điện bán ra, EVN lỗ 18 đồng, lũy kế năm 2022 lỗ 31.360 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, EVN cũng phải trích lập dự phòng cho khoản lỗ của các công ty con.

EVN đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN và các Bộ ngành cho điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới.

Năm 2023 nếu không được điều chỉnh giá bán lẻ điện , EVN tiếp tục lỗ.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai Quyết định số 1479 của Thủ tướng và kế hoạch huy động các nguồn lực của các tập đoàn, tổng công ty tham gia các hoạt động, dự án đóng góp vào chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện như xăng, dầu.

Doanh thu toàn tập đoàn năm 2022 ước đạt 460.730 tỷ đồng, tăng 4,31% so năm 2021 và vượt kế hoạch năm. Doanh thu công ty mẹ EVN ước đạt 385.300 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch và tăng 11,28% so năm 2021. Giá trị nộp ngân sách năm 2022 toàn tập đoàn ước đạt 22.500 tỷ đồng.

Xem thêm

EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng năm 2022

EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng năm 2022

Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN dự báo lỗ 31.360 tỉ đồng trong năm 2022 do giá nhiên liệu (than, dầu, khí) tăng, khiến chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...