Tập đoàn Thành Nam (TNI): Thay tướng liệu có đổi vận?

Chỉ trong vỏn vẹn vài ngày, ông Nguyễn Hùng Cường người được tạm ứng 175,78 tỷ để đầu tư không còn là Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam.
Tập đoàn Thành Nam (TNI): Thay tướng liệu có đổi vận?

Theo đó, mới đây, tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam có nhiều diễn biến về nhân sự và hoạt động mua bán cổ phiếu với số lượng lớn, mặc dù cổ phiếu TNI vẫn chỉ đang giao dịch với mức giá "trà đá".

Cụ thể, về mặt nhân sự, ngày 28/7, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam thông báo Nghị quyết và Biên bản họp HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh TGĐ đối với ông Nguyễn Hùng Cường đồng thời thay đổi người đại diện pháp luật của Công ty với 100% số phiếu chấp thuận.

Tiếp đó, ngày 5/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam đã thông báo Nghị quyết và Biên bản họp HĐQT về việc thay đổi Chủ tịch HĐQT với nội dung như sau: Thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị đối với ông Nguyễn Hùng Cường và bầu bà Bùi Thị Yến làm Chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty.

Như vậy, hiện tại ông Nguyễn Hùng không còn là Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Ông Nguyễn Hùng Cường chỉ còn là thành viên của Hội đồng quản trị Công ty.

Một điểm đáng lưu ý, ngày 4/8, ông Nguyễn Hùng Cường đã nộp đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Thành Nam với căn cứ vào Nghị định 71/2017/NĐCP quy định Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc của một công ty đại chúng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Cường đã bị miễn nhiệm chức danh TGĐ vào ngày 28/7. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam đã niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2017.

Trước đó, ngày 16/7, Tập đoàn Thành Nam đã thực hiện công bố thông tin trên Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM như sau: Đính chính Báo cáo tình hình quản trị công ty niêm yết năm 2018 bảng 4, Bảng kê thông tin các Nghị quyết do HĐQT thông qua năm 2018, cụ thể: Bổ sung CBTT Nghị quyết HĐQT 03122018/NQ-HĐQT-TNI với nội dung như sau: Thông qua việc thu hồi toàn bộ số tiền tạm ứng cho các cá nhân theo các hợp đồng hợp tác kinh doanh để phục vụ góp vốn, đầu tư, phát triển hoạt động SX-KD của công ty.

Lý do Tập đoàn Thành Nam đưa ra là: Sơ suất trong khâu thống kê, tổng hợp số Nghị quyết/Quyết định do HĐQT thông qua năm 2018 tại báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2018.

Đáng chú ý trong Nghị quyết nêu trên có khoản tạm ứng 175,78 tỷ cho ông Nguyễn Hùng Cường theo Nghị quyết Hội đồng quản trị số 03122018/NQ-HĐQT-TNI ngày 03/12/2018 của Hội đồng quản trị của Công ty CP Tập đoàn Thành Nam. Theo Nghị Quyết này ông Nguyễn Hùng Cường – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc được HĐQT ủy quyền thực hiện việc thương thảo, ký kết mua các lô đất tại Đà Nẵng.

Trong khi đó, từ ngày 30/7 đến 5/8, bà Trần Kim Phượng liên tục mua cổ phiếu mã TNI của Tập đoàn Thành Nam để trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu lên tới 10%.

Việc này có thể là nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu TNI của Tập đoàn Thành Nam tăng nhẹ trong thời gian qua. Cụ thế ngày 30/7, cổ phiếu TNI có giá trị 2.95 nghìn đồng, nhưng đến ngày 5/8 tăng lên 3.24 nghìn đồng. Tuy nhiên ngày 6/8, bà Trần Kim Phượng đã bán 810.000 cổ phiếu của Công ty này.

Động thái thay tướng và cá nhân mua gom lượng lớn cổ phiếu là một bước ngoặt lớn của Tập đoàn Thành Nam nhưng tình giá cổ phiếu TNI của Tập đoàn này theo đánh giá là khó có thể chuyển biến khi đã chạm mức giá “trà đá”. Nguyên nhân là khi một cổ phiếu giảm xuống mức giá trên niềm tin của nhà đầu tư đã cạn.

Theo Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng: Quy định về Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc tại khoản 2 Điều 13 Nghị định. 

Quy định này sẽ góp phần tách biệt chức năng giám sát và chức năng điều hành, tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” tại doanh nghiệp, nâng cao chất lượng quản trị công ty của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định đưa ra lộ trình áp dụng quy định này sau 3 năm kể từ ngày 01/8/2017 để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị triển khai áp dụng.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...