Thanh khoản ngoại tệ bớt căng thẳng

Sau nhiều tháng, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại kênh giao dịch mua ngoại tệ với tỷ giá tham khảo ở mức 23.450 đồng/USD, thấp hơn 0,8% so với giá các ngân hàng bán ra trên thị trường.
Thanh khoản ngoại tệ
Thanh khoản ngoại tệ bớt căng thẳng

Lần gần nhất mà Ngân hàng Nhà nước niêm yết giá mua vào đồng bạc xanh tại Sở Giao dịch đã diễn ra từ ngày 6/9 với mức 22.550 đồng/USD. Theo một số ngân hàng thương mại, trong lần trở lại kênh giao dịch mua ngoại tệ này, nhà điều hành chủ yếu sử dụng phương thức mua giao ngay.

Các chuyên gia nhận định, động thái mua can thiệp tỷ giá trở lại của Ngân hàng Nhà nước cho thấy thanh khoản thị trường ngoại tệ đã bớt căng thẳng. Trong khi thời gian trước đó, do áp lực của tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục bán ngoại tệ ra thị trường để can thiệp.

Thanh khoản ngoại tệ bớt căng thẳng do một số nguyên nhân: Tâm lý găm giữ USD có thể đã được giải tỏa nhờ lãi suất huy động tiền gửi bằng VND hiện đang ở mức cao, trong khi giá USD cũng đang ở giá cao khiến nhiều người dân nắm giữ USD bán cho ngân hàng thương mại để chuyển sang gửi VND lợi hơn.

Bên cạnh đó, nguồn ngoại tệ dịp cuối năm cũng dồi dào hơn do xuất khẩu, kiều hối, giải ngân vốn FDI, cán cân thương mại thặng dư hay dòng tiền từ các khoản vay ngoại tệ mới được giải ngân.... cũng đã giúp một số ngân hàng bắt đầu dư thừa thanh khoản ngoại tệ.

Xem thêm

Quảng cáo facebook và câu chuyện “bị lạm dụng” của các thương hiệu nổi tiếng

Quảng cáo facebook và câu chuyện “bị lạm dụng” của các thương hiệu nổi tiếng

Gần Tết là thời điểm kích cầu mua sắm, một số thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng liên tục được quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, tiêu biểu như facebook. Được quảng cáo và bán với giá sale hấp dẫn nhưng liệu các thương hiệu này có bị “lạm dụng” để phục vụ mục tiêu bán hàng không chính đáng.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...