Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm tại BOT Phước Tượng-Phú Gia

Tổng mức đầu tư đã được lập, thẩm định, phê duyệt tăng sai trên 44,16 tỉ đồng; Dự toán khi lập, phê duyệt không đúng chế độ với tổng giá trị hơn 50,84 tỉ đồng,…và nhiều sai phạm khác được Thanh tra Ch
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm tại BOT Phước Tượng-Phú Gia

Thanh tra Chính phủ vừa có Kết luận kết quả thanh tra đối với 7 dự án BOT giao thông trên cả nước, trong đó, hàng loạt sai phạm tại BOT Phước Tượng-Phú Gia (tỉnh Thừa Thiên Huế) được chỉ rõ.

Cụ thể: Theo Kết luận thanh tra số 1423/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-chuyển giao, hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới được ban hành thì Dự án BOT Phước Tượng-Phú Gia được Bộ GTVT áp dụng hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư theo cơ chế quản lý và thực hiện các DA đầu tư trên tuyến quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, phương án tài chính của Dự án cũng xảy ra sai phạm khi theo hợp đồng dự án số 11387/HĐ.BOT ngày 24/10/2013 đã không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và công nghệ thu phí.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, phương án tài chính của Dự án cũng xảy ra sai phạm khi theo hợp đồng dự án số 11387/HĐ.BOT ngày 24/10/2013 đã không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và công nghệ thu phí.

Nhà đầu tư là liên danh Công ty TNHH BOT Hưng Phát, Công ty CP Đầu tư thương mại quốc tế Hà Thành, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Thành, tổng mức đầu tư DA là trên 1.743 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 7/2013-30/9/2015 với phương án tài chính thu hồi vốn cho nhà đầu tư với thời gian thu phí phê duyệt là 19 năm 2 tháng 17 ngày.

Tuy nhiên, việc lập, thẩm định, phê duyệt Tổng mức đầu tư của Bộ GTVT có một số nội dung sai quy định và chưa phù hợp. Cụ thể như sau: Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP và Thông tư 04/200/TT-BXD không quy định về 10% phụ cấp không ổn định sản xuất trong chi phí nhân công, nhưng Tổng mức đầu tư Dự án đã lập và phê duyệt có khoản phụ cấp không ổn định sản xuất 10% này và tính trùng chi phí lán trại; cũng theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP thì việc tính chi phí nhân công tuyến dẫn hầm phải áp dụng nhóm II, nhưng áp dụng nhóm III,… khiến Tổng mức đầu tư tăng sai 44,64 tỷ đồng.

Về lựa chọn nhà đầu tư ký kết hợp đồng, Dự án được Bộ GTVT áp dụng hình thức chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư theo cơ chế quản lý và thực hiện các DA đầu tư trên tuyến quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Nhà đầu tư là liên danh Công ty TNHH BOT Hưng Phát, Công ty CP Đầu tư thương mại quốc tế Hà Thành, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Thành với thời điểm thực hiện bảo lãnh hợp đồng là 30/7/2014 cùng mức bảo lãnh tối thiểu là 32,42 tỷ đồng, nhưng Nhà đầu tư đã thực hiện chậm 9 tháng.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của hợp đồng của Dự án BOT Phước Tượng-Phú Gia chỉ còn 8 năm 6 ngày, giảm 11 năm 2 tháng 11 ngày”
Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của hợp đồng của Dự án BOT Phước Tượng-Phú Gia chỉ còn 8 năm 6 ngày, giảm 11 năm 2 tháng 11 ngày”

Về việc chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong liên danh đã chuyển nhượng quyền vốn góp khi chưa đủ vốn theo tiến độ, chưa góp theo như cam kết và quy định. Bên cạnh đó, việc huy động vốn vay để thực hiện dự án không đúng cam kết tại Hợp đồng BOT (vi phạm Khoản 2, Điều 6, Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT).

Tại phương án tài chính cũng xảy ra sai phạm khi theo hợp đồng dự án số 11387/HĐ.BOT ngày 24/10/2013 đã không đề cập rõ vị trí trạm thu phí và công nghệ thu phí. Trong quá trình thực hiện dự án, Bộ GTVT và nhà đầu tư đã ký phụ lục điều chỉnh một số nội dung hợp đồng, trong đó bổ sung vị trí trạm thu phí ngoài phạm vi ngoài dự án (phía bắc hầm Hải Vân), nhưng chủ đầu tư không điều chỉnh phương án tài chính của hợp đồng tương ứng nội dung bổ sung về vị trí đặt trạm thu phí ngoài phạm vi dự án.

Kết luận Thanh tra nêu rõ: “Qua kiểm tra về phê duyệt, điều chỉnh Dự án, bổ sung phụ lục hợp đồng và kết quả kiểm tra về Tổng mức đầu tư xác định sai lệch.

Cụ thể, việc Bộ GTVT chấp thuận chuyển trạm thu phí về phía bắc hầm Hải Vân, trong khi đó không có đường song hành, dẫn đến giá trị doanh thu năm 2016 giữ nguyên không được chiết giảm 60%; điều chỉnh giảm vốn đầu tư theo kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư tăng sai trên 44,16 tỉ đồng, loại bỏ thuế VAT, điều chỉnh lưu lượng xe qua trạm thu phí.

Từ những điều chỉnh nêu trên, thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của hợp đồng phải điều chỉnh giảm chỉ còn 8 năm 6 ngày, giảm 11 năm 2 tháng 11 ngày”.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra sai phạm trong quản lý chi phí đầu tư của Dự án khi lập, phê duyệt Dự toán không đúng chế độ hiện hành với tổng giá trị hơn 50,84 tỉ đồng.

Theo Viettimes.vn

Có thể bạn quan tâm