Thêm 4 tuyến cao tốc lớn thực hiện lắp đặt thu phí không dừng

Trong thời gian tới, 4 tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nội Bài - Lào Cai và TP Hồ Chí Minh - Dầu Giây sẽ thực hiện lắp đặt hệ thống ETC, thời gian dự kiến hoàn thành là trước ngày 31/7.
Thêm 4 tuyến cao tốc lớn thực hiện lắp đặt thu phí không dừng

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - đơn vị quản lý 4 tuyến cao tốc trên đã ký hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí không dừng với đơn vị cung cấp dịch vụ. Đơn vị này sẽ lắp đặt 155 làn thu phí không dừng tại các trạm, trong đó đầu tư mới 140 làn, 15 làn đã được lắp đặt trên tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Việc vận hành ETC tại các trạm thu phí thuộc các đường cao tốc do VEC quản lý để thay thế thu phí thủ công là cần thiết và cấp bách.

Mục đích nhằm đảm bảo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm ùn tắc các trạm thu phí vào dịp cao điểm, lễ, tết... Hiện, các trạm thu phí trên cả nước cũng đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các làn ETC còn lại và phải hoàn thành trước ngày 31/7.

Các tuyến cao tốc của VEC có lưu lượng phương tiện rất lớn, xe lưu thông tốc độ cao, việc lắp đặt hệ thống thu phí tự động vẫn phải đảm bảo khai thác bình thường. Tính đến nay, các tuyến cao tốc do VEC quản lý đã phục vụ hơn 297 triệu lượt phương tiện, tổng doanh thu hơn 22.600 tỉ đồng, đảm bảo vốn cho doanh nghiệp trả nợ lãi vay và gốc.

Trước đó, tại cuộc họp tháng 5, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu VEC đẩy nhanh tiến độ triển khai ETC tại các dự án cao tốc. Sau 31/7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải xả trạm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.