Thị giá ACB tăng 44%, ngân hàng muốn chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Với lợi nhuận tăng trưởng cao năm qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) trình phương án chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu, để tăng vốn thêm hơn 1.627 tỷ đồng.
Thị giá ACB tăng 44%, ngân hàng muốn chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Ngày 19/4/2018, ACB sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2018 tại TP.HCM. Theo tài liệu họp, ngân hàng sẽ trình kế hoạch kinh doanh năm 2018 tăng trưởng ở mức hợp lý. Cụ thể, tổng tài sản sẽ tăng 18% đạt 334.409 tỷ đồng, huy động từ tiền gửi khách hàng tăng 18%. Dư nợ tín dụng tăng 15% theo hạn mức quy định của NHNN và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2%. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là khoảng 5.699 tỷ đồng, tăng gấp 2,14 so với năm 2017.

Theo BCTC hợp nhất năm 2017, đây là năm ACB ghi nhận sự tăng trưởng khả quan và cải thiện các chỉ tiêu tài chính tích cực hơn. Nhờ tín dụng tăng trưởng cao 22% nên thu nhập lãi thuần của ACB đạt hơn 8.457 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước. Tuy vậy, ngân hàng đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên 2,565 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.656 tỷ đồng và tăng hơn 60%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2,118 tỷ đồng.

Do đó, HĐQT trình đại hội phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% vốn điều lệ (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu hiện tại sẽ được nhận thêm 1,5 cổ phiếu mới). Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành thêm là 162.673.713 cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.626 tỷ đồng để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận giữ lại sau khi phân phối lợi nhuận năm 2017. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của ACB sẽ được nâng từ 10.273 tỷ đồng hiện tại lên mức 12.885 tỷ đồng.

Tiền tăng vốn sẽ dùng để mua sắm thêm tài sản cố định, xây dựng cơ bản, đầu tư cho các chi nhánh, các dự án trong năm 2018 tổng cộng khoảng 1.392 tỷ đồng.

Trên cơ sở kế hoạch lợi nhuận năm 2018, ACB dự kiến tỷ lệ cổ tức năm nay là 30%, song chưa chốt sẽ chia bằng cổ phiếu hay tiền.

Tại kỳ họp năm nay, ACB sẽ tiến hành việc bầu thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới 2018-2023 gồm 11 thành viên, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập.

Danh sách ứng viên bầu vào HĐQT của ngân hàng như sau: ông Đỗ Minh Toàn (Tổng Giám đốc), ông Nguyễn Văn Hòa (Phó TGĐ), ông Hiep Van Vo (Giám đốc điều hành CVC Asia Pacific), ông Huang Yuan Chiang (chuyên gia tư vấn) và ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch HĐTV công ty luật Diên Hồng). Trong đó, ông Hiep Van Vo và ông Huang Yuan Chiang dự kiến bầu làm thành viên HĐQT độc lập.

Hai lãnh đạo ông Trần Mộng Hùng, ông Trần Trọng Kiên hiện đang là Thành viên HĐQT tại ngân hàng lại không có tên trong danh sách đề cử này.

6 thành viên cũ tiếp tục được đề cử là ông Trần Hùng Huy (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Thành Long (Phó chủ tịch), ông Dominic Timothy Charles Seriven (thành viên), bà Đinh Thị Hoa (thành viên độc lập), bà Đặng Thu Thủy (thành viên), ông Đàm Văn Tuấn (thành viên). 

 >> Nhóm Dragon Capital muốn “sang tay” nội bộ 7 triệu cổ phiếu ACB

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...