Thiếu vật tư vì vướng Luật đấu thầu, ngành y tế "kêu" tận nghị trường

Liên quan đến Luật đấu thầu (sửa đổi), các đại biểu đã có những tranh luận để giúp đẩy nhanh các gói thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế...

Liên quan đến dự thảo Luật đấu thầu đang được Quốc hội thảo luận, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập trong quy định đấu thầu, nhất là đối trong lĩnh vực y tế.

Theo đó, bên cạnh việc Luật Đấu thầu (sửa đổi) quy định nhiều trường hợp chỉ định thầu giúp đẩy nhanh các gói thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế, thì cũng đang có nhiều điều khoản khiến quy trình mua thuốc kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh.

Cụ thể, như đối với quy định "trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để đảm bảo có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh", đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho rằng điểm hạn chế lớn nhất của mua sắm tập trung là mất nhiều thời gian chờ đợi. Mua sắm tập trung thường làm theo đợt, được tổng hợp từ nhiều cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, quy định tại điểm c, Khoản 1 có nêu các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư y tế để cấp cứu người bệnh theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, được hiểu là khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế chỉ được chỉ định thầu để mua, cấp cứu người bệnh.

Tuy nhiên, Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) không có quy định nào về vấn đề này. Do đó, đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) cho rằng cần quy định rõ hơn về trường hợp cấp bách trong y tế, cơ quan nào xác định trường hợp cấp bách.

Đại biểu trần khánh thu góp ý Luật đấu thầu
Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình)

Bà Trần Khánh Thu cũng đề nghị làm rõ, một số nội dung liên quan đến việc đấu thầu áp dụng đối với các hoạt động mua sắm có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật

Cụ thể, thứ nhất nếu các bệnh viện vay vốn thì các hoạt động liên quan đến vốn vay có phải đấu thầu. Thứ hai, nếu bệnh viện sử dụng vốn để thuê thêm trụ sở mua các thiết bị, thiết bị y tế chuyên dùng đặc thù như máy xạ trị gia tốc điều trị ung thư… thì các dịch vụ này có thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đấu thầu (sửa đổi).

Phát biểu tranh luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định đấu thầu tập trung với thuốc hiếm tại điều 53 của dự thảo luật: “Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua số lượng ít thì có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung”.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí góp ý luật đấu thầu
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đặt lại câu hỏi nếu bỏ quy định này thì lấy đâu ra thuốc chữa cho bệnh nhân, nhất là với những bệnh hiếm, bệnh nhân ở xa.

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) thẳng thắn chỉ rõ thời gian qua những vi phạm chủ yếu trong mua sắm, đấu thầu cũng chính từ giá gói thầu. Giá gói thầu là nội dung đặc biệt quan trọng trong xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Tuy nhiên, hiện nay việc xác định giá gói thầu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 68 của Bộ Tài chính và đang tồn tại nhiều bất cập, như phương thức xác định giá gói thầu là sử dụng "3 báo giá".

Theo đó, phương pháp "lấy 3 báo giá" mà nhiều đơn vị sử dụng không đảm bảo giá hàng hóa là giá thị trường trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Vì vậy, không phải là giá giao dịch thành công, hợp pháp, công khai và cạnh tranh nên không thể sử dụng làm căn cứ xác định giá gói thầu.

Về quan điểm của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật đã có một chương riêng quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến Y tế theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện, tạo thuận lợi cho hoạt động mua thuốc, thiết bị y tế đặc thù phù hợp với cả tính đặc thù, chuyên môn của ngành; bổ sung về quy định cho việc mua hóa chất kèm theo yêu cầu của nhà thầu (mô hình máy đặt, máy mượn)…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện được đầy đủ hết tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực Y tế như các đại biểu quan tâm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...