Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không chỉ chú trọng yếu tố kinh tế

Để đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, các chuyên gia cho rằng, cần có tầm nhìn dài hạn trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, thay vì
Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Không chỉ chú trọng yếu tố kinh tế

Quy định chồng chéo, nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin

Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thời gian qua diễn ra chậm chạp, khiến không ít nhà đầu tư nản lòng, mất niềm tin vào lộ trình, kế hoạch mà Chính phủ đặt ra. Đây là nhận xét của các chuyên gia nêu ra tại Hội thảo “Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước - Góc nhìn chuyên gia” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Nêu nguyên nhân của sự chậm chạp này, ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho rằng, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn chồng chéo và được đưa ra ở nhiều văn bản, dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh như việc tham chiếu, vận dụng gặp không ít khó khăn.

Từ thực tế triển khai bán vốn nhà nước của SCIC, ông Lai nhận định, việc đánh giá doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng, từ việc cân nhắc, hài hòa giữa các mục tiêu tối đa hóa số tiền thu về cho cổ đông Nhà nước, với việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp phát triển doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Vương Tuấn Dương, Phó giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho rằng, cần phải có một quy trình cổ phần hóa thống nhất gồm công bố thông tin, bản cáo bạch. Ông Dương kể rằng, cách đây mấy năm, một công ty nước ngoài rất muốn mua cổ phần của một doanh nghiệp nhà nước đang cổ phần hóa, nhưng vì doanh nghiệp này không có bản cáo bạch bằng tiếng Anh, nên nhà đầu tư đã không thể tiếp cận.

“Chúng ta nên thống nhất quy trình công bố thông tin. Khi nào đi roadshow ở Hàn Quốc, London, khi nào không cần đi, khi nào cần bản cáo bạch bằng tiếng Anh”, ông Dương cho biết. Ông cũng đề xuất, định kỳ 6 tháng, hoặc ít nhất là hàng năm, Chính phủ nên cung cấp cho báo chí, cộng đồng nhà đầu tư những thông tin cơ bản về kế hoạch cổ phần hóa/thoái vốn cho giai đoạn vừa qua, những thành quả đạt được và các biện pháp khắc phục khi không đạt kế hoạch.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Nguyễn Quang Trung đến từ Đại học RMIT Việt Nam cho biết, kết quả nghiên cứu của RMIT Việt Nam chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa chuẩn bị tốt cho việc chào bán cổ phần lần đầu (IPO), chưa kể thông tin cung cấp bởi doanh nghiệp nhà nước còn kém chất lượng.

Đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước là vấn đề được Chính phủ rất quan tâm hiện nay, nhưng theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng là phải đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi cổ phần hóa, thoái vốn, thay vì chỉ chú trọng tới yếu tố kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Quang Trung, nhà đầu tư chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần phải có cách tiếp cận linh hoạt trong việc chọn nhà đầu tư. Tùy vào từng trường hợp, đặc biệt với doanh nghiệp lớn có giá trị trên 1 tỷ USD, cần khéo léo chọn nhà đầu tư chiến lược, dựa vào hồ sơ, lịch sử, cam kết, chứ không nên chỉ chọn giá. “Nếu chạy theo giá cao thì 3 năm họ làm mất thương hiệu của mình thì sao?”, ông Trung đặt vấn đề.

Từ thực tiễn tại SCIC, ông Lê Song Lai cũng đồng ý cho rằng, vẫn đang có lúng túng trong việc tối đa hóa số tiền thu về cho Nhà nước với việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp cho phát triển doanh nghiệp.

Lấy dẫn chứng từ thương vụ Mondelez International thâu tóm thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô năm 2015 và đến nay, Mondelez Kinh Đô có những bước tăng trưởng ổn định và vững chắc, PGS-TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, vấn đề là làm thế nào để Nhà nước có thể đánh giá được liệu nhà đầu tư tiềm năng có ý định hay khả năng bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hay không.

Để chọn trúng nhà đầu tư chiến lược, theo ông Long, Chính phủ cần đánh giá lịch sử hoạt động của nhà đầu tư qua kết quả phát triển kinh doanh dựa trên thương hiệu nội địa trong quá khứ, như tỷ lệ doanh thu của công ty đến từ thương hiệu bản địa đã mua lại. Các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực thường am hiểu thị trường địa phương hơn, nên sẽ biết cách dùng thế mạnh về công nghệ, thị trường của mình để giúp ngành đó phát triển tốt hơn.

Theo Báo Đầu Tư

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...