Thủ tướng chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, sớm tháo gỡ thẻ vàng

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 265/CĐ-TTg, trong đó có việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)…
bất hợp pháp
Thủ tướng chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, sớm tháo gỡ thẻ vàng. Ảnh minh họa

Sắp tới, vào tháng 6/2023, Việt Nam chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của EC nhằm tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam. Do đó, chính phủ và các Bộ, ngành đang rất tích cực xử lý, chỉ đạo nhằm xóa bỏ được chiếc thẻ này cho thị trường thủy sản.

Nhiều chỉ đạo mới

Cụ thể, Công điện 265 của Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp, ngư dân cần triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 81/QĐ-TTg, với tinh thần tập trung cao độ, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác trong lãnh đạo, chỉ đạo.

Các doanh nghiệp, ngư dân nên chủ động, quyết liệt trong hành động để hoàn thành việc khắc phục tồn tại, hạn chế theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC), chuẩn bị chu đáo nội dung và điều kiện để làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4 (từ ngày 25/5 – 31/5/2023).

Trong đó, kiên quyết thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, xử lý nghiêm, kịp thời tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện hành vi khai thác trái phép. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng vi phạm.

Bộ Công an chỉ đạo điều tra, củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các tổ chức, cá nhân có hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin, hồ sơ và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.

Các địa phương ven biển xác minh, xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để răn đe, giáo dục.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương,… triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn triệt để nguyên liệu thủy sản khai thác bất hợp pháp nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu bằng tàu container theo khuyến nghị của EC; rà soát, bổ sung quy định pháp luật trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản để quản lý, báo cáo Chính phủ trong quý 2/2023.

Cùng với đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo lực lượng biên phòng, kiểm ngư tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản theo quy định.

Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, tuân thủ quy định về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản; điều tra, xác minh, xử lý triệt để vi phạm, trường hợp đủ căn cứ xử lý hình sự cần điều tra, truy tố theo quy định pháp luật, đặc biệt là hành vi cố tình vi phạm quy định về IUU, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu.

Ngoài ra, Chủ tịch các đơn vị này cần chủ động điều động, biệt phái, bố trí đủ nhân lực và kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU cho cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương, đặc biệt là tại cảng cá.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ phê bình các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài từ đầu năm 2023 đến nay, yêu cầu các tỉnh tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023.

Hệ lụy từ khai thác trái phép

Đến nay, đã hơn 5 năm kể từ ngày thủy sản Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "thẻ vàng" khai thác thủy sản (ngày 23/10/2017) do không tuân thủ quy định khai thác IUU.

Việc EC phạt thẻ vàng là một thách thức lớn cho ngành khai thác và chế biến xuất khẩu hải sản Việt Nam vì làm ảnh hưởng uy tín và thương hiệu của hải sản Việt Nam và khiến xuất khẩu sang thị trường EU gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, gây tác động xấu đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác đang áp dụng hệ thống kiểm soát thủy sản nhằm chống khai thác IUU.

Trong thời gian bị thẻ vàng, 100% lô hàng hải sản của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác làm mất thời gian và chi phí phát sinh chi phí kiểm tra, chi phí lưu kho cho doanh nghiệp. Trước đây, khi xuất khẩu sang châu Âu chỉ mất 1-3 ngày, còn hiện tại phải mất đến 2-3 tuần.

Bất hợp pháp
Nhiều địa phương nỗ lực gỡ thẻ vàng. Ảnh minh họa

Theo dự kiến, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành thanh tra tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) tại Việt Nam lần thứ 4 vào tháng 6/2023 tới.

Để đạt được mục tiêu trên, các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, thống kê toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương, hoàn thành 100% việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định.

Cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, lập danh sách các tàu cá không tham gia khai thác thủy sản và các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU gửi các cơ quan chức năng và phân công cụ thể đơn vị, cá nhân theo dõi, quản lý. Phải xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương để kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh.

Sau 5 năm bị thẻ vàng thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết trải qua 3 lần thanh tra, EC đã khẳng định quá trình gỡ "thẻ vàng" của Việt Nam đang đi đúng hướng, cải thiện tích cực nhưng vẫn chưa đạt được những yêu cầu đề ra.

Theo Tổng cục Thủy sản, đến hết năm 2022 đã có 96,35% tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), 86,7% tàu cá được cấp phép. Trong thực tế vẫn xảy ra tình trạng tàu đã lắp thiết bị hành trình bị mất kết nối, khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài... Năm 2022, đã phát hiện 157 lượt tàu thân dài từ 24m bị mất kết nối, riêng tháng 1/2023 đã có tới 6 tàu bị Malaysia bắt giữ.

“Nếu không quản lý được đội tàu và tàu còn vi phạm thì không gỡ được thẻ vàng. Đây là vấn đề mấu chốt mà chúng ta phải giải quyết”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Xem thêm

Ngành nông, lâm, thủy sản quý 1/2023: Cụ thể hoá những tín hiệu tích cực

Ngành nông, lâm, thủy sản quý 1/2023: Cụ thể hoá những tín hiệu tích cực

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố báo cáo kinh tế - xã hội quý 1/2023. Theo đó, sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Chăn nuôi gia cầm phát triển ổn định. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan...

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…