Thủ tướng Chính phủ phân công các Phó Thủ tướng xử lý một số công việc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ sung phân công Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý một số công việc...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 814/QĐ-TTg ngày 8/8/2024 phân công Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý một số công việc như sau:

1. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Ngân hàng; Thương mại - xuất nhập khẩu; dự trữ và cung ứng xăng dầu; dịch vụ logistics.

c) Theo dõi, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

c) Theo dõi, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

3. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long

a) Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các bộ, cơ quan và các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Tài chính; cơ chế, chính sách chung về quản lý tài sản công (việc giải quyết công việc liên quan đến quản lý tài sản công thuộc các lĩnh vực chuyên ngành do các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực chỉ đạo); chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

- Kinh tế tập thể, hợp tác xã. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Phát triển các loại hình doanh nghiệp.

c) Theo dõi, chỉ đạo các bộ, cơ quan: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 8/8/2024.

Xem thêm

Thay “áo mới” cho mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thay “áo mới” cho mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp... Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng chưa tạo được chuyển biến căn bản, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...