Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thường kỳ Bộ Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá, năm "về đích" của những mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra còn rất lớn...

Phiên họp thường kỳ của Bộ Chính trị
Phiên họp thường kỳ của Bộ Chính trị

Sáng 9/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bộ Chính trị họp Phiên thường kỳ để bàn, cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng theo thẩm quyền giải quyết của Bộ Chính trị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá: Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để tổ chức, triển khai nhiều hội nghị với các hình thức linh hoạt, cả trực tiếp và trực tuyến, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Văn phòng Trung ương Đảng, các ban Đảng, các cơ quan, tổ chức liên quan đã phối hợp tốt trong tham mưu, tổ chức thực hiện; công tác triển khai các văn bản, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đạt hiệu quả...

dai-hoi-2-2240.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thường kỳ Bộ Chính trị

Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nay đến hết năm 2024 còn nhiều. Những vấn đề, lĩnh vực liên quan đến công tác chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng phải hoàn thành trong năm 2025, năm "về đích" của những mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra còn rất lớn.

dai-hoi-3-3499.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu: Bộ Chính trị tập trung ưu tiên giải quyết Nhóm các đề án trình Hội nghị Trung ương 10 và những hội nghị Trung ương tiếp theo; Nhóm các đề án cần tập trung giải quyết để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp; ổn định chính trị, xã hội, tạo sự phấn khởi của nhân dân trong lao động sản xuất và đời sống. Bộ Chính trị cần có quyết sách cho những vấn đề phát sinh với phương châm "lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân là trên hết và trước hết".

Xem thêm

Thay “áo mới” cho mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Thay “áo mới” cho mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp... Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng chưa tạo được chuyển biến căn bản, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...