Thủ tướng: Một bộ phận cán bộ để lại tai tiếng khi tham nhũng, lợi ích nhóm...

Thủ tướng cho rằng, hiện nay một bộ phận cán bộ chính quyền vẫn còn để tai tiếng trong dư luận xã hội vì tham nhũng, lợi ích nhóm.
Thủ tướng: Một bộ phận cán bộ để lại tai tiếng khi tham nhũng, lợi ích nhóm...

Tại phiên họp trực tuyến Chính phủ thường kỳ tháng 6 giữa với các thành viên Chính phủ và đại diện các địa phương sáng 3/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, qua một nửa chặng đường của năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

Chính phủ và các Bộ, ngành nhất quán quan điểm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm là 6,7% nhưng không tăng trưởng bằng mọi giá; tăng trưởng phải gắn với ổn định vĩ mô, bảo đảm chất lượng và phát triển bền vững. Theo đó, tăng trưởng GDP 6 tháng ước đạt 5,73%, cao hơn mức 5,52% cùng kỳ năm ngoái (cả năm 2016 đạt 6,21%).

"Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm còn nặng nề. GDP 6 tháng cuối năm cần đạt được 7,42% là điều không dễ dàng. “Đây là mục tiêu cao nhưng chúng ta có cơ sở và các căn cứ để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm. Bởi vậy, các ngành, các lĩnh vực chủ yếu đang phục hồi mạnh trong bối cảnh xu hướng quốc tế và trong nước đều thuận lợi.”, Thủ tướng nêu rõ.

Do đó, để thực hiện phần đấu đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong 6 tháng cuối năm, Thủ tướng yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành và địa phương phải quyết tâm nỗ lực hơn nữa trong cải cách đổi mới, từ các bộ ngành đến các địa phương, từ các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn trong cả nước.

Cụ thể, các thành viên chính phủ và các địa phương phải tập trung đề ra các giải pháp để đảm bảo tăng trưởng, đảm bảo kinh tế vĩ mô bền vững trong điều kiện thực tế vẫn còn có nhiều dư địa. Trong 6 tháng cuối năm cần khắc phục những khó khăn vướng mắc, đặc biệt trong tiêu thụ nông sản, đầu tư công, tái cơ cấu DNNN thay đổi mạnh về cải cách thủ tục hành chính. Quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội như môi trường, tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự xã hội…

"Đặc biệt, đề cập đến vấn đề cán bộ, công chức, Thủ tướng đánh giá một bộ phận cán bộ công chức, địa phương làm việc còn cầm chừng, không kiên quyết, không hiệu quả. Đáng lưu ý, có một bộ phận cán bộ chính quyền còn để lại tai tiếng khi tham nhũng, lợi ích nhóm...  

Thủ tướng cũng lưu ý việc giao quyền điều hành cho các Bộ, ngành, địa phương để không còn việc phải từ miền Nam ra Hà Nội xin làm thủ tục.

Các địa phương cần đề ra các biện pháp cụ thể để đưa chủ trương của Chính phủ đi vào cuộc sống, từ đó hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thời gian qua đã hoạt động hết sức tích cực. Các Bộ, ngành địa phương cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tránh phiền hà về thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.

“Thời gian qua Thủ tướng vẫn nhận được rất nhiều phản hồi đề nghị Thủ tướng cần mạnh mẽ hơn trong việc chỉ đạo việc thực hiện chủ trương của Chính phủ, việc triển khai chỉ thị của thủ tướng nhiều nơi còn chưa xuyên suốt, ngày trong cấp chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nơi công khai nơi không công khai”, Thủ tướng nêu rõ.

“Trước khi vào hội trường này, tôi đã nghe rất nhiều nhà kinh tế điện nhắn tới rằng Thủ tướng phải nói mạnh mẽ hơn với các địa phương rằng phải đẩy mạnh cải cách hành chính trên thực tế. Trên thực tế còn nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, có điều đó không?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ và đề nghị các đại biểu đổi mới cách thảo luận để cuộc họp đạt kết quả.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...