Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về tầm nhìn Bắc Ninh

Bắc Ninh cần phấn đấu trở thành biểu tượng sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử công nghệ cao nói riêng và nền kinh tế sáng tạo nói chung ở ASEAN và châu Á,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ về tầm nhìn Bắc Ninh

Tối 12/2, tỉnh Bắc Ninh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 185 năm ngày thành lập, 20 năm tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương và các địa phương đã tham dự.

"Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng nêu rõ: Bước sang giai đoạn mới, có nhiều cơ hội thuận lợi và thách thức đan xen, Bắc Ninh phải là tỉnh gương mẫu thực hiện tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ với chủ đề năm 2017 là Tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, sớm đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tầm nhìn đẳng cấp khu vực và thế giới

Tại buổi lễ, Thủ tướng đã chia sẻ về tầm nhìn trong quá trình phát triển của Bắc Ninh. “Tầm nhìn đó phải được kết tinh từ cội nguồn văn hóa, lịch sử, từ tâm hồn, cốt cách và khát vọng vươn lên của các cấp ủy Đảng, chính quyền cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh”, Thủ tướng nêu rõ. Và đặc biệt từ tiềm năng, thế mạnh và xu thế của thời đại, Bắc Ninh cần phấn đấu không những là một trong những địa phương có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước mà phải trở thành biểu tượng sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử công nghệ cao nói riêng và nền kinh tế sáng tạo nói chung ở ASEAN và châu Á.

Trong những thập kỷ tới, Bắc Ninh tiếp tục là một trong những địa phương giàu có nhất cả nước, hướng tới vị thế là một trong những thành phố có sức cạnh tranh, sáng tạo hàng đầu châu Á, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, trong khi vẫn giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị thuộc về bản sắc văn hóa độc đáo của một vùng đất được mệnh danh là Kinh Bắc.

Bắc Ninh phải trở thành hình mẫu độc đáo về tư duy phát triển thịnh vượng dựa trên kinh tế tri thức, các mô hình sáng tạo, đột phá và sức mạnh tiềm ẩn của chiều sâu văn hóa.

4 nhiệm vụ

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh lưu ý một số nhiệm vụ.

Một là, Bắc Ninh không được chủ quan, tự mãn với những gì đang có. Phải không ngừng đổi mới, tìm ra những giải pháp đột phá về thể chế, về môi trường kinh doanh nhằm phát huy tốt hơn nữa nền tảng hiện có, là một trong những công xưởng sản xuất những sản phẩm của nền công nghiệp điện tử công nghệ cao hàng đầu khu vực và thế giới.

Hai là, Bắc Ninh không chỉ là một hình mẫu phát triển có tính tiên phong, đột phá trong lĩnh vực công nghiệp điện tử công nghệ cao mà cả trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, trong phát triển các dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Tương lai, Bắc Ninh phải là tấm gương của cả nước trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như các ứng dụng điện toán đám mây, chính quyền số… trong quản trị nhà nước và quản lý xã hội để xây dựng Bắc Ninh trở thành một đô thị hiện đại, thông minh, đẳng cấp khu vực và thế giới.

Ba là, trong quá trình hội nhập và phát triển, Bắc Ninh phải luôn chú trọng, gìn giữ các giá trị thuộc về truyền thống, lịch sử, bản sắc văn hóa độc đáo, bảo vệ  môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, gìn giữ sự trong lành và vẻ đẹp thơ mộng của những dòng sông, để từ đó Bắc Ninh mới có thể là nơi đất lành chim đậu, mới có thể trở thành thành phố đáng sống, có sức hấp dẫn giới trẻ trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác.

Cần chú ý công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử chính là nền tảng thuận lợi để Bắc Ninh xây dựng một nền kinh tế sáng tạo có sức lan tỏa sâu rộng dựa trên năng suất lao động và những tư duy có tính chất đột phá, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao mà Bắc Ninh cũng là địa phương có rất nhiều lợi thế.

Bốn là, Bắc Ninh cần tập trung làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp. Phát triển kinh tế dựa trên nền tảng văn hóa và năng lực phẩm chất vốn có của người Kinh Bắc, tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Thủ tướng tin tưởng rằng thời gian tới, Bắc Ninh sẽ tiếp tục tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội và “hẹn ngày này những năm sau chúng ta lại được chứng kiến những thành tựu phát triển vượt bậc của vùng đất Kinh Bắc năng động, văn hiến và giàu truyền thống”.

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến cho biết, phát huy truyền thống lịch sử 185 năm thành lập và thành tựu to lớn đã đạt được, Bắc Ninh đang vững vàng trên con đường đổi mới và phát triển; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế; tận dụng thời cơ, vượt mọi khó khăn, thách thức; ra sức học tập, công tác, lao động, sản xuất, xây dựng tỉnh Bắc Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Theo VGP NEWS

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…