Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng IUU cho thuỷ sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và thúc đẩy EC gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự hỗ trợ quý báu mà Chính phủ Bỉ dành cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; mong Bỉ sớm có dự án cụ thể nhằm triển khai Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đã được Quốc hội Bỉ thông qua tháng 10/2023.

Để tiếp tục đồng hành và đóng góp hiệu quả cho sự vươn mình của Việt Nam trong “kỷ nguyên mới”, Thủ tướng Chính phủ đề nghị hai nước cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác thực chất trong các lĩnh vực mà Bỉ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như công nghệ cao, kinh tế tuần hoàn, hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực…; đồng thời đề nghị Bỉ sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với thủy sản Việt Nam.

Phía Bỉ đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, cảng biển, năng lượng xanh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo…; nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.

Hai bên thống nhất việc tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc ở các cấp và trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội; đẩy mạnh các hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành hai nước; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, hợp tác nhân dân hai nước; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt tại Bỉ, cũng như cộng đồng người Bỉ tại Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng Việt Nam và Bỉ cần phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật quốc tế và giải quyết các thách thức toàn cầu. Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đồng thời cam kết giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...