Thủ tướng phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt của UBND TP. Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt của UBND TP. Hà Nội

Cụ thể, tại Quyết định 1061/QĐ-TTg, Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021.

Ngoài ra, Thủ tướng đã phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với các ông: Lê Hồng Sơn; Nguyễn Trọng Đông; Dương Đức Tuấn; Hà Minh Hải; Chử Xuân Dũng; Nguyễn Mạnh Quyền.

Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất, HĐND TP Hà Nội đã bầu ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP khóa XV giữ chức Chủ tịch UBND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 với 92/94 đại biểu có mặt tán thành bằng phiếu kín (chiếm 97,87%).

Các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã bầu các chức danh Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021 gồm các ông: Nguyễn Trọng Đông, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Dương Đức Tuấn, Thành ủy viên; Hà Minh Hải, Thành ủy viên; Nguyễn Mạnh Quyền, Thành ủy viên; Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, tiếp tục được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.