Thủ tướng ra công điện tăng cường quản lý thu thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Thủ tướng ra công điện tăng cường quản lý thu thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 889/CĐ-TTg về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Nội dung tại Công điện nêu rõ, Việt Nam là một trong bốn nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến.

Với sự phát triển của nền kinh tế số, việc kinh doanh trên nền tảng số trở nên phổ biến, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Theo đó, Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trong đó có các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới…; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với thương mại điện tử; nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số.

Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Tài chính xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý thuế đối với chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên mạng, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới.

Bộ Công Thương hoàn thiện cơ sở pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, phối hợp với Bộ Tài chính triển khai việc chia sẻ dữ liệu, kết nối thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Ngoài ra, Công điện cũng yêu cầu Bộ Công an phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… kết nối, chia sẻ tự động, thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu chung.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Xem thêm

Thu thuế sàn thương mại điện tử đạt 5.458 tỷ đồng

Thu thuế sàn thương mại điện tử đạt 5.458 tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục thuế, Việt Nam có 41 sàn thương mại điện tử bán hàng, 98 sản thương mại điện tử cung cấp dịch vụ) và 3 công ty (đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài) trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...