Thủ tướng yêu cầu xem xét giải pháp giảm chi phí điện, xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu.
Thủ tướng yêu cầu xem xét giải pháp giảm chi phí điện, xăng dầu

Trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và nghiên cứu xem xét các giải pháp giảm chi phí các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu.

Ngày 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo điều chỉnh tăng giá xăng, dầu. Cụ thể, xăng E5RON92 có giá là 21.683 đồng/lít, tăng 967 đồng/lít, xăng RON95-III niêm yết 22.879 đồng/lít, tăng 934 đồng/lít. Trong khi, dầu diesel 0.05S có giá 17.545 đồng/lít, tăng 959 đồng/lít; dầu hỏa 16.622 đồng/lít, tăng 979 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá 17.097 đồng/kg, tăng 517 đồng/kg.

Đây là kỳ thứ 3 liên tiếp, giá các mặt hàng xăng được điều chỉnh tăng. Với mức tăng hôm 11/10, giá xăng đã lên mức cao nhất trong 7 năm.

Trong báo cáo tình hình triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ trợ doanh nghiệp tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm 25/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi, đánh giá và xem xét phương án giảm chi phí các dịch vụ thiết yếu như điện, xăng với mức từ 10-30%.

Ngoài theo dõi, đánh giá và nghiên cứu các giải pháp giảm giá điện, xăng dầu, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các Hiệp định thương mại tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa và xử lý các vướng mắc về chính sách liên quan tới quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá, trang thiết bị tạm nhập tái xuất đảm bảo đúng quy định pháp luật, góp phần tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, rà soát các bất cập đối với vấn đề nhà ở cho công nhân, các dự án, công trình chưa hoàn thành chịu tác động trực tiếp từ các biện pháp chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh, tạo mọi điều kiện cho việc duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh, không để đứt gãy nguồn cung ứng; xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao động cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...