Thúc đẩy kinh doanh liêm chính: Đừng để thời cơ mãi là cơ hội

Tham nhũng, hối lộ không chỉ gây tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của DN, làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh mà còn làm nản chí những người đứng đầu DN ấy.
Thúc đẩy kinh doanh liêm chính: Đừng để thời cơ mãi là cơ hội

Khi sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn là giá trị cốt lõi trong kinh doanh thì liêm chính giống như một phần của chiếc chìa khoá vạn năng nhằm mở được cánh cửa giá trị ấy.

Con số luôn biết nói…

Việt Nam hiện đứng thứ 68 trong Chỉ số thuận lợi kinh doanh 2018 của Ngân hàng Thế giới và đứng thứ 55 trong Báo cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018 của Diễn đoàn Kinh tế Thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đứng thứ 81 về đạo đức và tham nhũng; xếp thứ 109 về các khoản chi không chính thức và hối lộ trong tổng số 137 nước. Và tham nhũng được coi là vấn đề gây khó khăn thứ ba trong kinh doanh ở Việt Nam theo dữ liệu của Diễn đoàn Kinh tế Thế giới. Trong Chỉ số nhận thức tham nhũng 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 107 trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhìn từ những kết quả đánh giá trên, có lẽ, dù Việt Nam được đánh giá xếp hạng khá cao so với những nước có nền kinh tế thu nhập trung bình và có xu hướng tăng theo thời gian nhưng “vấn nạn tham nhũng” lại đang là nguyên nhân kìm nén sự phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác.

"Nâng cao tính tuân thủ và tăng cường liêm chính chưa phải là vấn đề ưu tiên đối với các DN Việt Nam khi DN nhỏ và vừa do còn phải đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh khác. Họ nhìn nhận hối hộ là không thể tránh khỏi trong môi trường kinh doanh hiện nay tại Việt Nam.

Dự thảo báo cáo đánh giá các sáng kiến tập thể thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh gần đây do VCCI phối hợp với nhóm chuyên gia nghiên cứu trong nước và IBLF Global (Anh Quốc) triển khai thống kê rằng, dù các sáng kiến liêm chính trong giai đoạn 2012-2017 đã tạo được sự quan tâm và động lực để cải thiện văn hóa kinh doanh theo hướng minh bạch ở Việt Nam nhưng sự thờ ơ và hoài nghi về chống tham nhũng vẫn còn phổ biến và làm suy yếu những nỗ lực đang được thực hiện. “Nhiều DN, đặc biệt là ở các công ty vừa và nhỏ không tin rằng chống tham nhũng sẽ tốt hơn cho công việc kinh doanh”, báo cáo chỉ rõ.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017 phản ánh, tình trạng hối lộ (khảo sát trong khối DN FDI) được ghi nhận giảm nhưng chỉ ở mức giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2016, có 46% DN cho biết đã từng chi trả chi phi phí không chính thức cho cán bộ thanh, kiểm tra nhưng đến năm 2017, số DN FDI chia sẻ nhận định này chỉ giảm nhẹ xuống còn 45%. Thậm chí, các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam đã phần nào có thể chấp nhận tình trạng này như “một phần của cuộc chơi”.

Mong manh tính bền vững dài hạn

Cũng theo báo cáo PCI 2017, dù cảm nhận chung của các DN FDI là tình trạng chi trả chi phí không chính thức có xu hướng giảm đáng kể, đặc biệt ở những lĩnh vực thủ tục về đất đai và thông quan nhưng vẫn cần nỗ lực để những cải thiện này có thể mang tính bền vững dài hạn.

Nhiều DN tham gia khảo sát vấn đề liêm chính nhận định, việc không hối lộ có thể gây nhiều khó khăn, thậm chí khiến họ khó tồn tại và kinh doanh hiệu quả. Đại diện các DN này cũng cho rằng, nâng cao tính tuân thủ và tăng cường liêm chính chưa phải là vấn đề ưu tiên đối với các DN Việt Nam, đặc biệt khi họ còn phải đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh hàng ngày khác. Nhiều DN còn cùng chung nhìn nhận, “hối hộ là điều không thể tránh khỏi trong môi trường kinh doanh hiện nay tại Việt Nam”.

"Tham nhũng có thể là một trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong tương lai, đặc biệt là những nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ và các nước thuộc OECD. Đây có thể là một lý do khiến số lượng các DN FDI từ các nước phương Tây đến Việt Nam vẫn còn tương đối thấp.

PCI 2017 và cả dự thảo báo cáo liêm chính của VCCI đã phản ánh một cái nhìn tích cực của khối DN FDI về sự cải thiện vấn đề chi phí không chính thức nhưng cũng phản ánh “sự thích ứng” khá nhanh của họ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, với tiềm lực tài chính tốt, họ có thể sẽ không gặp nhiều áp lực để giải quyết. Trong khi, phía DN Việt Nam, dù đã “quá quen” nhưng khi tài chính hạn chế thì câu hỏi đặt ra là: Thích nghi thế nào?

Phong trào khởi nghiệp đang lan rộng mạnh mẽ mang đến cơ hội để cộng đồng DN Việt Nam “kết nạp” thêm những thành viên mới. Nhưng cũng chính từ đây, liêm chính cần được hiện thực hoá nhiều hơn để trở thành “công cụ” làm giảm áp lực tài chính.
Nhìn từ phía chính quyền, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện rất rõ sự quyết tâm xây dựng một Chính phủ “Liêm chính” thông qua tăng cường minh bạch và huy động các chủ thể trong nền kinh tế cùng hành động. Chính phủ đã đề xuất sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng và trình Quốc hội Dự thảo sửa đổi luật này tại kỳ họp tháng 10 năm 2017 vừa qua. Tuy nhiên, một số Đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan ngại về việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật có thể sẽ gây quá tải cho công tác thực thi luật. Hiện, công tác chống tham nhũng trong khu vực công vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Theo lộ trình, Dự thảo luật sẽ được tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến tại kỳ họp đầu năm 2018 trước khi trình Quốc hội phê duyệt vào kỳ họp mùa thu năm 2018.

Có lẽ, thách thức lớn nhất của mọi chương trình hành động liêm chính là chứng tỏ được lợi ích dài hạn khi thực hiện đạo đức và sự tuân thủ trong kinh doanh. Nếu không, sẽ rất khó để có thể khuyến khích các công ty thay đổi hành vi, cách ứng xử hay thậm chí quan tâm đến vấn đề này. Ngoài việc nâng cao nhận thức, hỗ trợ DN xây dựng hệ thống tuân thủ nội bộ và văn hóa liêm chính…, Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm để “ghim” vấn đề này vào tiềm thức mỗi DN và những người thực thi luật pháp.

Có thể bạn quan tâm

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á

Với sự nỗ lực không ngừng, Vinpearl đã đạt được một cột mốc đáng ghi nhớ khi lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á. Thành công này là kết quả của quá trình đầu tư mạnh mẽ vào chất lượng dịch vụ, không ngừng đổi mới và mở rộng quy mô.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao biểu trưng Thương hiệu quốc gia cho đại diện VNPT VinaPhone

VinaPhone 5G và MyTV được công nhận là Thương hiệu quốc gia

VinaPhone 5G và MyTV vừa vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia, đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNPT trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và khẳng định vị thế hàng đầu trên thị trường...

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel ra mắt sơn ngoại thất siêu cao cấp dành cho các biệt thự

AkzoNobel vừa chính thức giới thiệu đến người tiêu dùng dòng sơn ngoại thất Dulux Weathershield Royal Shine với tính năng tự làm sạch độc đáo. Đây là dòng sơn sở hữu công nghệ Hybrid Mineral tiên tiến, mang đến giải pháp bảo vệ vượt trội lên tới 12 năm dành cho phân khúc dinh thự cao cấp.