Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Ngày 9 – 10/7/2020, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Ủy ban Xúc tiến thương mại Quốc tế Trung Quốc, Chi nhánh Chiết Giang tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang).
Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Sự kiện nằm trong Chương trình Cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng (thực phẩm khô, đồ uống, thủy hải sản, rau củ quả, hoa quả tươi, hoa quả khô, hoa quả sơ chế đóng hộp, gia vị, cao su, hạt nhựa…) sang thị trường tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang), doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện gặp gỡ trực tuyến với những nhà nhập khẩu Chiết Giang, qua đó có thể trao đổi, tìm hiểu sâu hơn về thị trường, đồng thời quảng bá sản phẩm của mình đến với doanh nghiệp Chiết Giang, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với thị trường tiềm năng này.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, hai năm vừa qua, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc đều đạt trên ngưỡng 100 tỷ USD. Riêng 5 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh dịch Covid 19 bùng phát và diễn biễn phức tạp, hai nước đã kịp thời trao đổi nhiều biện pháp duy trì thông thương cũng như thực hiện các sáng kiến thúc đẩy giao lưu doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến, đưa tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 44,35 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 15,975 tỷ USD, tăng 17,4% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt 28,375 tỷ USD, giảm hơn 5%.

Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng trong 5 tháng đầu năm nay nhưng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản lại giảm: thủy sản đạt 373,19 triệu USD, giảm 2,3%; rau quả đạt 906,15 triệu USD, giảm 29,1%; hạt điều đạt 117,9 triệu USD, giảm 30,9%; cao su đạt 307,37 triệu USD, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong bối cảnh đó, nhằm tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng sang thị trường Trung Quốc, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức nhiều chương trình giao thương trực tuyến với thị trường Trung Quốc: Hội nghị giao thương trực tuyến hàng nông sản, thực phẩm với tỉnh Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Vân Nam; Hội nghị giao thương trực tuyến vật liệu xây dựng và đồ nội thất với Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Sơn Đông; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản và thực phẩm với doanh nghiệp thành phố Trùng Khánh.

Tại các chương trình giao thương trực tuyến, nhiều doanh nghiệp Việt đã kết nối, hợp tác và ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu Trung Quốc. Đây là những tín hiệu tích cực giúp cho các doanh nghiệp có động lực sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với tỉnh Chiết Giang, quý I/2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến kinh tế, thương mại Chiết Giang đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên kể từ khi khống chế ổn định dịch bệnh, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất, tình hình kinh tế xã hội đã từng bước cải thiện.

Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, thị trường Chiết Giang có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với nhiều loại mặt hàng, trong đó có: Lương thực; cao su tổng hợp (bao gồm mủ cao su); trái cây tươi và khô; sữa…

Việc tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm tiêu dùng Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang) sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Chiết Giang mà còn cả sang thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam, vì vậy thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại dự kiến tiếp tục tổ chức các chương trình giao thương với nhiều tỉnh, thành khác của Trung Quốc.

Xem thêm

Điểm hẹn giao thương trên "hệ sinh thái tỷ đô" ở Nam Phú Quốc

Điểm hẹn giao thương trên "hệ sinh thái tỷ đô" ở Nam Phú Quốc

Sở hữu lợi thế “có một không hai” về vị trí, với kết nối hạ tầng hoàn hảo cùng khu dân cư cao cấp đang hình thành, nhà phố thương mại gần “trục đường tơ lụa” An Thới – Cửa Lấp đang là “điểm hẹn” hàng đầu của nhiều thương hiệu để tự do thể hiện đẳng cấp.

Có thể bạn quan tâm

Tuần này, giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 2 liên tiếp. Giá mới được áp dụng từ 15h ngày 21/11...

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá vàng thế giới tăng cao nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn đều vượt ngưỡng 86 triệu đồng/lượng…

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…