Thương hiệu Biti's và những "phốt" quảng cáo: Doanh nghiệp đang tự giết mình!

Chính sự bất cẩn từ việc chọn nguyên, nhiên liệu để phục vụ sản xuất đến những chiến lược liên quan đến quảng cáo khiến thương hiệu mang tầm quốc gia một thời đang đi đến bờ vực nguy hiểm.

Những ngày trung tuần tháng 10/2021, dư luận xôn xao trước việc Biti's ra mắt bộ sưu tập mang tên "Blooming Central" (bộ sưu tập kết hợp cùng Việt Max), với lời giới thiệu là lấy cảm hứng và tôn vinh văn hóa miền Trung. Song, ngay sau đó, người tiêu dùng đã phát hiện ra bộ sưu tập giày sử dụng loại gấm rẻ tiền mua trên Taobao - website bán hàng của Trung Quốc. Loại gấm trên có chất lượng trung bình, độ bền thấp.

Ngay sau khi nhận được phản ứng từ dư luận, thương hiệu này đã có phản hồi về những góp ý xung quanh sản phẩm Biti’s Hunter Street Blooming’ Central, đồng thời đưa ra lời xin lỗi. Tuy nhiên, trao đổi với Thương gia về sự cố trên, các chuyên gia về kinh tế cũng như pháp lý đều cho rằng lời xin lỗi của Biti's là không thật sự chân thành.

Bình luận về vấn đề trên, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng Biti’s đã quá bất cẩn trong việc chọn nguyên, nhiên liệu để sản xuất sản phẩm. Phải khẳng định rằng, cách làm Biti’s cho thấy doanh nghiệp này thực sự không tôn trọng khách hàng, coi thường văn hóa dân tộc.

Lời xin lỗi của Biti's là không thật sự chân thành
Lời xin lỗi của Biti's là không thật sự chân thành

Một thời gian dài, mỗi khi chọn giày, dép người tiêu dùng Việt Nam luôn đặt thương hiệu Biti’s lên hàng đầu. Mặc dù trước đây giá các sản phẩm của Biti’s không hề rẻ nhưng người tiêu dùng vẫn lựa chọn bởi giày, dép của Biti’s bền, nhẹ và phù hợp với thời tiết và khí hậu của Việt Nam. Có thể nói, một thời gian dài Biti’s được coi là thương hiệu mang tầm vóc quốc gia, được người tiêu dùng trong nước rất ủng hộ. Nhưng hiện tại, do là thời kỳ hội nhập sâu rộng nên mặt hàng giày, dép có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng với đa dạng chủng loại, mẫu mã tràn vào thị trường nên Biti’s đã dần mất thị trường.

Đứng trước thách thức đó, lẽ ra Biti’s phải phát huy thế mạnh trước đây đồng thời thay đổi cách tiếp cận theo hướng quan tâm và tôn trọng khách hàng để lấy lại thị trường vốn có của mình, nhưng qua cách quảng bá sản phẩm vừa rồi chẳng khác nào doanh nghiệp này đang tự giết mình, PGS – TS Thịnh nói.

Dưới góc nhìn của một Luật sư, Thạc sỹ Luật Nguyễn Mạnh Thuật – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Đông Nam Á nêu quan điểm, xét về mặt luật pháp thì từ sự cố trên thương hiệu này không hề vi phạm. Nhưng với cách tiếp cận khách hàng và quảng bá sản phẩm như thế, rõ ràng đạo đức doanh nghiệp của thương hiệu Biti’s đang có vấn đề.

Luật sư Thuật phân tích, đồng ý là hiện rất nhiều sản phẩm đa phần đều dùng nguyên, nhiên liệu, phụ kiện từ Trung Quốc. Thực tế, nhiều sản phẩm của Trung Quốc cũng rất cao cấp, dùng bền và đắt tiền. Nhưng khi đã dùng nguyên, nhiên liệu, phụ kiện từ Trung Quốc để sản xuất sản phẩm thì yếu tố cốt lõi là doanh nghiệp phải trung thực. Sản phẩm như nào phải quảng cáo như thế, chứ không thể kiểu “treo đầu dê – bán thịt chó” được. Làm như thế, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn không thiện cảm đối với thương hiệu. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của chính doanh nghiệp.

Để không tiếp tục đi chệch đường, PGS – TS Thịnh khuyên Biti’s nên quay lại phát huy những thế mạnh vốn có nhiều năm trước của mình. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn nguyên, nhiên liệu để sản xuất ra những sản phẩm bền, nhẹ phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…