Tín dụng ế: Doanh nghiệp mong lãi suất giảm, ngân hàng muốn thấy minh bạch tài chính

Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất mặc dù đã giảm, song nhiều doanh nghiệp lao đao vì khó tiếp cận vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

may20221224132340-16720202681311629428542.jpg
Nhiều doanh nghiệp đang gặp tình trạng khó tiếp cận vốn

Ngày 21/9/20023, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hội nghị do bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đồng chủ trì.

TIẾP CẬN VỐN CÒN KHÓ

Đại diện các hiệp hội phát biểu đầu tiên tại hội nghị, ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn thành phố Hà Nội (HAMI) cho biết, hiện nay việc tiếp cận vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn khá khó khăn, thủ tục rườm rà và thời gian xem xét phê duyệt khoản vay.

Cụ thể, những khoản vay ngắn, trung bình thời gian xem xét phê duyệt của ngân hàng từ 1 - 3 tháng và khoản vay trung dài hạn trung bình duyệt trong vòng 3 tháng, thậm chí có những khoản vay tới 6 tháng hoặc dài hơn.

“Thực tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định được vay ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác nhưng với các nguồn vay trung và dài hạn, nếu trả nợ trước thường chịu phạt lãi trả trước 1-5%. Đề xuất miễn phí trả nợ trước hạn, hoặc nếu có chỉ phạt đến 1%”, ông Sơn cho hay.

Bên cạnh đó, trong lúc cần vốn đầu tư, đi gõ cửa các ngân hàng thì đâu đâu cũng yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Thế nhưng khi doanh nghiệp gồng mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để đáp ứng vay thì báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo là rất khó. Không những thế, việc giảm lãi suất không kịp thời là yếu tố góp phần dẫn tới doanh nghiệp càng khó khăn hơn, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

Từ những phân tích trên Chủ tịch HAMI, đề nghị cần giảm lãi suất trực tiếp 1 - 2% từ nguồn lợi nhuận của ngân hàng, áp dụng với tất cả khoản vay cũ và mới phát sinh. Các ngân hàng cần làm như Vietcombank, BIDV tiên phong trong nội dung này, giảm lãi ngay thời điểm khó khăn trên toàn hệ thống mà doanh nghiệp chưa cần gửi văn bản đề nghị giảm lãi.

Ở phương diện là doanh nghiệp, Bà Nguyễn Thị Huyền Thương, Tổng Giám đốc Nagakawa Nguyễn Thị Huyền Thương nhận định, một số ngân hàng nhiều lần hạ lãi suất, dù vậy, doanh nghiệp vẫn kỳ vọng tiếp tục giảm thêm lãi suất, giảm các phí dịch vụ liên quan, để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn khi sức mua giảm. Bởi vì, chi phí tài chính của công ty chiếm 3 - 4%, trong đó, chi phí lãi suất chiếm 60 - 70% trong chi phí tài chính.

“Khi lãi suất cao ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong ngành cung cấp thiết bị điện lạnh, đứng trước các đối thủ cạnh tranh của nước ngoài lớn, chúng tôi gặp nhiều rào cản như doanh nghiệp đó có tiềm lực tài chính lớn. Gây nguy cơ doanh nghiệp trong nước thua trên sân nhà”, Tổng giám đốc Nagakawa bày tỏ.

CDE-971677.png
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống (%). Nguồn: VnDirect

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, bà Trịnh Thị Ngân cho biết, Nghị định 31/NĐ-CP hỗ trợ lãi suất 2% đa số các doanh nghiệp lớn, mạnh được thụ hưởng, những doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận còn khiêm tốn.

"Thực tế với nhiều doanh nghiệp vay ngân hàng không hề khó, có doanh nghiệp được 5 - 7 ngân hàng mời chào, là cạnh tranh hạ lãi suất coi là "khách quý", có chăng là khó khăn chung về thị trường, vay về làm gì, bán cho ai? Các đối tượng khó khăn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị yêu cầu thủ tục hồ sơ nhiều hơn. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mong các ngân hàng tạo điều kiện giảm tiêu chuẩn doanh nghiệp vừa và nhỏ thông thoáng như với các doanh nghiệp lớn", bà Trịnh Thị Ngân nêu tại hội nghị.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị lãi suất 2% này nên hỗ trợ trực tiếp vào doanh nghiệp, để doanh nghiệp được thụ hưởng, có thể đưa vào gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, bà Ngân cũng đề nghị cần sớm sửa các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các quỹ bảo lãnh, hỗ trợ chưa hiệu quả. Các quỹ đôi khi có điều kiện vay cao hơn, khó hơn cả ngân hàng thì doanh nghiệp khó tiếp cận, không có tác dụng nhiều.

CHỈ ĐẠO GỠ KHÓ CHO DOANH NGHIỆP

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá, năm 2023 là năm rất quan trọng của cả nước, riêng Hà Nội là trung tâm kinh tế, nơi đóng trụ sở của các Tập đoàn kinh tế lớn và các ngân hàng, nên Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp rất có ý nghĩa và quan trọng.

1 năm qua, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đứng trước “cơn bão” toàn cầu về tài chính tiền tệ và những vấn đề nội tại trong nước, đã đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với những chỉ đạo kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng với sự nỗ lực rất lớn từ ngành ngân hàng, từ Ngân hàng Nhà nước, đã giúp vượt qua “cơn bão”, ổn định trở lại và phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của kinh tế xã hội.

anh-chu-tich-tp.jpg
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cho biết, 9 tháng năm 2023 kinh tế cả nước và Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Thu ngân sách đạt trên 83%, đầu tư công đạt 53%... trong đó có sự đóng góp không nhỏ của người dân, doanh nghiệp và ngành ngân hàng. Hà Nội lập tổ công tác tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cả về thủ tục, cả về tạo thị trường để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn.

Vì vậy, Chủ tịch thành phố rất mong Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn các ngân hàng cải cách hành chính, thủ tục phù hợp để doanh nghiệp dễ tiếp cận. “Hiện nay có hơn 370.000 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội với những số phận khác nhau. Các ngân hàng đã quan tâm rồi, mong các ngân hàng tiếp tục quan tâm hơn nữa để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn phục hồi sản xuất kinh doanh”, ông Trần Sỹ Thanh đề nghị.

Sau khi lắng nghe những ý kiến của hiệp hội, doanh nghiệp và Chủ tịch thành phố, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị vụ, cục chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, có tham mưu với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước kịp thời hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người dân, doanh nghiệp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

thongdoc1-1695295517528784369661.jpg
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, tăng cường các cuộc gặp, hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, các cơ quan này chỉ đạo tổ chức tín dụng tích cực triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các doanh nghiệp, Thống đốc cho biết, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, nên những biến động trên thị trường thế giới sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước. Do vậy, các doanh nghiệp nên chủ động sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá do các ngân hàng cung cấp để phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, cần bám sát tình hình thị trường để có những phân tích, đánh giá, giúp chủ động nguồn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02 ngày 23/4/2023

"Với tinh thần đồng hành, chia sẻ cùng người dân, doanh nghiệp, ngành ngân hàng sẵn sàng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với giải pháp của ngành ngân hàng và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND, HĐND, cùng với các sở, ban, ngành, các Hội, hiệp hội sẽ giúp người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng kỳ vọng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...