Tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống hiện là 6.215 triệu tỷ đồng. Năm 2017, kế hoạch tăng tín dụng ở con số 21% so với năm trước.
Như vậy trong 3 tháng cuối năm, hệ thống ngân hàng sẽ cần cho vay mới khoảng 446 nghìn tỷ đồng để đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Số dư nợ dự kiến "bơm" thêm vào nền kinh tế này tăng cao hơn đáng kể so với mức dư nợ cho vay của Quý 4/2016 (tăng thêm 303 nghìn tỷ đồng) và Quý 4/2015 (tăng thêm 244 nghìn tỷ đồng).
Xét cơ cấu tín dụng, tín dụng ngắn hạn đến cuối tháng 9 tăng 15,7% so với đầu năm, tín dụng dài hạn tăng 10,6%. Về tỷ trọng, tín dụng ngắn hạn chiếm 46% tổng tín dụng, trong khi tín dụng dài hạn chiếm 54%.
Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn giảm nhẹ xuống 33,4%, thấp hơn so với mức trần theo quy định của NHNN là 40%.
Tín dụng ngoại tệ bằng USD tăng 12,9% so với đầu năm và tăng 13,9% so với cùng kỳ chỉ có mức tăng khiêm tốn 1,53% so với đầu năm và giảm 7,1% so với cùng kỳ.
Với tình hình tín dụng tăng trưởng khả quan, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng đánh giá về nguy cơ nợ xấu tăng cao trở lại. Cụ thẻ, tỷ lệ nợ xấu 9 tháng qua đã tăng lên 2,9% so với mức 2,48% của 6 tháng đầu năm 2017 và 2,46% tại thời điểm cuối năm 2016. Tổng dư nợ xấu lên tới 180 nghìn tỷ đồng.
Cùng với 235 nghìn tỷ đồng nợ xấu do VAMC nắm giữ, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống khoảng 6,4% tổng dư nợ.
Theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức sẽ dẫn tới rủi ro nợ xấu tăng cao trở lại, nhất là khi nợ xấu chưa được giải quyết triệt để.