TKV kiến nghị duyệt biểu đồ cấp than dài hạn cho nhiệt điện

TKV kiến nghị Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cung cấp than dài hạn cho các nhà máy nhiệt điện than...
TKV kiến nghị duyệt biểu đồ cấp than dài hạn cho nhiệt điện

Ngày 20/7, tại buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng với tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, tập đoàn đã sản xuất gần 20 triệu tấn than nguyên khai, tăng 3% so với cùng kỳ, tiệu thụ 18 triệu tấn, xuất khẩu 675.000 tấn. Than tồn kho đạt 8,45 triệu tấn.

Trong 6 tháng cuối năm, TKV dự kiến sản xuất 16,255 triệu tấn, tiêu thụ 18 triệu tấn, dự kiến tiêu thụ cả năm đạt 36 triệu tấn.

Tổng giám đốc TKV cho biết gặp nhiều khó khăn trong việc ký hợp đồng cung cấp than với chủ đầu tư nhà máy điện theo danh mục đã phê duyệt.

Đến thời điểm hiện nay TKV mới ký được 9 hợp đồng dài hạn với các nhà máy điện cũng như chưa thống nhất được giá mua than và hầu hết các nhà máy nhiệt điện than thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thống nhất được hợp đồng mua bán than năm 2017. Đồng thời, EVN đang muốn giảm 2 triệu tấn than tiêu thụ so với kế hoạch

"Theo báo cáo đề xuất của EVN, năm 2017 EVN sẽ điều chỉnh lại nhu cầu tiêu thụ than giảm 2 triệu tấn so với kế hoạch để tăng tương ứng mua than của 2 đơn vị mới. Điều này sẽ gây khó khăn cho TKV làm tăng tồn kho do EVN giảm 2 triệu tấn và sản xuất tăng 2 triệu tấn theo chỉ đạo của Chính phủ. Từ đó ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của thợ mỏ, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và nộp ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh…”, TKV cho biết.

Để giải quyết khó khăn trong tiêu thụ than, TKV đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) chưa mua than của các đơn vị ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc trong năm 2017. Việc cấp than từ các hộ khác (ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc) cho EVN và Petro Vietnam chỉ thực hiện từ năm 2018.

TKV còn kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn than antraxit sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu loại than này giúp TKV tiêu thụ than tồn và sản lượng tăng thêm.

Cho phép TKV xuất khẩu các loại than mà không phụ thuộc vào hạn ngạch để chủ động sản xuất tiêu thụ và cân đối tài chính.

Đặc biệt, để đảm bảo thị trường tiêu thụ trong dài hạn, TKV còn đề nghị Bộ Công Thương phê duyệt biểu đồ cung cấp than dài hạn cho các nhà máy nhiệt điện than làm cơ sở cho các đơn vị khai thác than cũng như các nhà máy nhiệt điện chủ động trong kế hoạch dài hạn.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, trước mắt Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ yêu cầu EVN chưa thực hiện mua than của các nhà cung cấp khác (ngoài TKV và Tổng công ty Đông Bắc) trong năm 2017, tập trung ký hợp đồng tiêu thụ than của TKV và Tổng công ty Đông Bắc.

Đồng thời có lộ trình, cơ chế xây dựng thị trường than đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia, hiệu quả kinh tế và sự phát triển của ngành than. Khi có thị trường than, TKV và Tổng công ty Đông Bắc chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Trước đó, tại buổi làm việc với Tổ công tác Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn cho hay, tồn kho than là chiến lược cho nền kinh tế. Việc EVN giảm 2 triệu tấn than, cùng với 2 triệu tấn than khai thác thêm sẽ nâng tổng tồn kho lên đến 13 - 14 tiệu tấn.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...