Sự điều hành sát sao, khả năng kiềm chế lạm phát của Chính phủ, sự ổn định của tỷ giá… sẽ là nền tảng để các lĩnh vực của nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, doanh nghiệp từng bước mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Theo Đại học Harvard của Mỹ, từ 2015 - 2020 nền kinh tế Việt Nam đã tăng 12 bậc về tính đa dạng, cũng như hiện đại hóa các năng lực sản xuất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
Khung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội được sử dụng để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những gói hỗ trợ đủ lớn về quy mô, đủ dài về thời gian, đủ quyết liệt trong thực thi sẽ kích hoạt tính năng động vốn có trong các doanh nghiệp Việt Nam, bám kịp nhịp phục hồi của kinh tế thế giới.
Theo ADB, động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là lĩnh vực sản xuất theo hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở rộng, bất chấp sự bùng phát COVID-19 ở các nước láng giềng.
CEBR dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung bình 7% trong giai đoạn 2021-2025, 6,6% trong 10 năm tiếp theo và đến năm 2035 sẽ vượt qua Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.
Tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến khoảng 6%, nằm trong Nghị quyết về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Bình luận về tốc độ tăng trưởng kinh tế 6% của năm 2021, nhiều chuyên gia cho rằng, mức tăng này là rất khiêm tốn.
Phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương vào sáng nay, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam phải dùng mọi biện pháp thúc đẩy cả "ba con ngựa kéo" để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Việc phụ thuộc vào khối ngoại trong vận hành nền kinh tế tạo ra những rủi ro và tính thiếu bền vững của những con số tăng trưởng rực rỡ. Thế nên, từ năm 2020, phải chăng, chúng ta nên đặt ra mục tiêu: đứng vững trên đôi chân của chính mình.