Chính phủ ban hành Khung đánh giá tình hình phát triển kinh tế

Khung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội được sử dụng để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ ban hành Khung đánh giá tình hình phát triển kinh tế

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 ban hành Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gồm 5 biểu:

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của cả nước;

Biểu số 2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của các vùng kinh tế - xã hội;

Biểu số 3: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của các vùng kinh tế trọng điểm;

Biểu số 4: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Biểu số 5: Một số chỉ tiêu liên quan đến tổng sản phẩm trên địa bàn của các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong đó, một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của cả nước gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP); các cân đối lớn của nền kinh tế như tích lũy, tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, xuất, nhập khẩu hàng hóa; năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); đầu tư, xây dựng; doanh nghiệp, hợp tác xã; nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ; chỉ số giá.

Chỉ tiêu xã hội chủ yếu của cả nước gồm: Dân số, lao động; giáo dục; khoa học công nghệ; y tế; mức sống dân cư.

Quyết định yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy định trong Khung đánh giá, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/12 và cập nhật, bổ sung, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào ngày 20/3 năm tiếp theo; đồng thời, rà soát đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực được phân công trong trường hợp cần thiết, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân công các sở, ban, ngành trên địa bàn thực hiện các chỉ tiêu trong Khung đánh giá, định kỳ hàng năm, 5 năm đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; xây dựng Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm cấp huyện trên cơ sở Khung đánh giá và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện…

Xem thêm

Tăng trưởng kinh tế 6,3% trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi

Tăng trưởng kinh tế 6,3% trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi

Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng rõ

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...