Tổng cục Hải quan triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Chỉ thị về thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước...

Tổng cục Hải quan thông tin, do tác động của kinh tế thế giới cũng như những cam kết cắt giảm thuế quan đang đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và số thu ngân sách nhà nước năm 2023 của ngành Hải quan nói riêng. Trong tháng 1/2023, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 24.852 tỷ đồng, bằng 5,8% so với dự toán.

Vì thế, để hoàn thành nhiệm vụ thu Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Tổng cục Hải quan giao Cục Thuế xuất nhập khẩu theo dõi sát sao tình hình thu ngân sách nhà nước các tác động ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước như việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, sự biến động của giá dầu, sự biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu có thuế, các khó khăn, vướng mắc về chính sách thuế, các cam kết hội nhập quốc tế đề kịp thời đề xuất, báo cáo lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước
Tổng cục Hải quan triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước

Về công tác trị giá, định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất rà soát, đề xuất xây dựng sửa đổi, bổ sung danh mục rủi ro về trị giá đối với hàng hoá xuất nhập khẩu và mức giá tham chiếu kèm theo phù hợp với tình hình biến động giá của hàng hóa xuất nhập khẩu. Tập trung rà soát các tờ khai hải quan trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế, hoặc đề xuất ban hành văn bản để kịp thời chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định về kiểm tra trị giá, tránh trường hợp bỏ sót, bỏ lọt các lô hàng có mức giá khai báo thấp, bất hợp lý nhưng không được kiểm tra, tham vấn tại khâu thông quan hoặc khâu sau thông quan.

Trong công tác phân loại và áp dụng mức thuế, Cục Thuế xuất nhập khẩu cần định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất rà soát, đề xuất xây dựng sửa đổi, bổ sung danh mục rủi ro về phân loại và áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong đó tập trung đánh giá, phân tích và đưa vào danh mục những mặt hàng có rủi ro cao trong phân loại và xác định mã số.

Đối với công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, Cục Thuế xuất nhập khẩu cần rà soát, chỉ đạo cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn, không thu thuế, không chịu thuế theo hướng dẫn; chỉ đạo các đơn vị đánh giá rủi ro, thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế sau khi hoàn thuế đề kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp gian lận, trục lợi đối với hình thức hoàn trước, kiểm sau; tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của cục hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan; chỉ đạo phân loại và xử lý các nhóm nợ.

Trong khi đó, các cục Hải quan tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách nhà nước, phù hợp với các đặc điểm tình hình của đơn vị.

Đặc biệt, cần nắm chắc nguồn thu, bám sát tình hình triển khai các dự án, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh, tạo thuận lợi tối đa trong hoạt động thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...