Tổng cục Hải quan thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật

Tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan này vừa thành lập nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật về hải quan.

Theo quyết định, nhóm chuyên trách gồm 123 thành viên là cán bộ, công chức thuộc các đơn vị Cục Quản lý rủi ro, Vụ Pháp chế, Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan và 35 cục hải quan các tỉnh, thành phố.

Nhóm này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ toàn ngành về tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn theo các cam kết tại Biên bản ghi nhớ đối với doanh nghiệp thành viên chương trình khi có yêu cầu. Ghi nhận tư cách thành viên, quá trình tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan trên hồ sơ doanh nghiệp và các hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp tham gia chương trình để đảm bảo việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng.

Tổng cục Hải quan thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật ảnh 1
Tổng cục Hải quan thành lập nhóm chuyên trách hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyên tuân thủ pháp luật

Phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, tư vấn liên lạc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp thành viên.

Đặc biệt, nhóm phải thường xuyên trao đổi thông tin, cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp; cảnh báo doanh nghiệp xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu theo các khuyến nghị từ các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có trách nhiệm trong nước và trên thế giới.

Phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tổ chức các hội thảo, đồng thời tư vấn, hỗ trợ các biện pháp để doanh nghiệp hợp tác với cơ quan Hải quan, chủ động phòng, tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...