Bà Lagarde đã phác thảo các kịch bản có thể thôi thúc một quốc gia - đặc biệt là những nước "yếu kém về thể chế và có đồng tiền không ổn định" - có thể tận dụng những cơ hội mà tiền ảo đem lại.
"Thay vì sử dụng đồng tiền của một quốc gia khác - chẳng hạn như USD - một số nền kinh tế có thể sử dụng tiền ảo", bà Lagarde nói.
Tuy nhiên, bà Lagarde cũng đã lưu ý rằng một viễn cảnh như thế vẫn còn xa xôi. Bà cũng nói rằng các loại tiền ảo hiện nay là "biến động quá nhiều, quá nguy hiểm, đòi hỏi quá nhiều năng lượng để được tạo ra, và những công nghệ đứng sau tiền ảo vẫn chưa thể được triển khai rộng rãi".
Một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình chấp nhận tiền ảo là sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng, khi họ ngày càng ưa chuộng các loại tiền tệ mới "dễ dàng và an toàn hơn" so với các loại tiền tệ hiện có. Quá trình này có thể được đẩy nhanh hơn nếu các loại tiền ảo "thực sự trở nên ổn định hơn", bà Lagarde nhận xét.
Lagarde nói thêm: “Phản ứng tốt nhất của các ngân hàng trung ương là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả, đồng thời đón nhận những ý tưởng và nhu cầu mới khi các nền kinh tế tiếp tục phát triển và thay đổi".
Cho đến nay, IMF đã kêu gọi nên có một cách tiếp cận cân bằng đối với việc quản lý tiền ảo. Lagarde cũng đã lên tiếng ủng hộ việc ứng dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) vào các hoạt động tài chính của blockchain, và đây cũng là một chủ đề mà IMF đã đem ra thảo luận ở cấp tổ chức.
Theo Mạnh Đức/ Nhịp cầu đầu tư
>> Một thắng lợi mang tên bitcoin