TP HCM đề xuất bãi bỏ nhiều quy định liên quan đến kinh doanh xăng dầu

Sở Công thương TP.HCM đã trình UBND TP.HCM dự thảo Quyết định về việc bãi bỏ một số quy định của UBND TP liên quan đến kinh doanh xăng dầu.
TP HCM đề xuất bãi bỏ nhiều quy định liên quan đến kinh doanh xăng dầu

Cụ thể, dự thảo đề xuất bãi bỏ một số quy định liên quan đến phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu (Quyết định 39/2007); việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng lại cửa hàng xăng dầu hiện hữu trên địa bàn trước đây (Quyết định 17/2017). 

"Theo lý giải của Sở Công thương TP.HCM, việc đề xuất bãi bỏ những quy định liên quan này nhằm phù hợp với Nghị định 08/2018 về kinh doanh xăng dầu, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho doanh nghiệp.

Các quy định đề xuất khi được bãi bỏ sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn trước đây. Đơn cử, không còn quy định về vị trí, diện tích tối thiểu; hay đối với việc cấp giấy chứng nhận cửa hàng xăng dầu đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, sẽ không xem xét về địa điểm phải phù hợp với quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu mà thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định khác có liên quan về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường…

Ngoài ra, Sở Công thương TP.HCM cũng kiến nghị, UBND TP có văn bản chỉ đạo các sở ngành, UBND 24 quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp với Sở Công thương triển khai Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, để công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này đạt hiệu quả, phù hợp với quy định hiện hành.

Đại diện Sở Công thương cũng cho biết, trong thời gian này, doanh nghiệp có nhu cầu liên quan đến thủ tục hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của sở như bình thường.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.