TP. HCM muốn lấy đất trong hành lang an toàn cao tốc đi Dầu Giây để xây đường kết nối đô thị

Tuyến giao thông kết nối đô thị từ đường Võ Chí Công đến đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 sẽ góp phần giảm tải cho đường Nguyễn Duy Trinh.
TP. HCM muốn lấy đất trong hành lang an toàn cao tốc đi Dầu Giây để xây đường kết nối đô thị

UBND TP. HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép sử dụng phần đất trong hành lang an toàn đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, đoạn từ đường Võ Chí Công đến đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 để đầu tư xây dựng tuyến giao thông kết nối đô thị.

Tổng chiều dài tuyến khoảng 1.578 m, chiều rộng 9,5m; tổ chức giao thông 2 chiều cho xe ô tô từ 2,5 tấn trở xuống và xe 2 – 3 bánh tham gia giao thông; bố trí đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ, lắp đặt khung hạn chế chiều cao, camera giám sát giao thông, chiếu sáng công cộng…

Nếu được xây, tuyến giao thông này sẽ chia sẻ lưu lượng giao thông trên đường Nguyễn Duy Trinh, đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến đường vào khu công nghiệp Phú Hữu, góp phần xóa “điểm đen” về tai nạn giao thông trên tuyến.

Theo UBND TP. HCM, trong những năm qua, tình hình ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông tại khu vực đường Nguyễn Duy Trinh, quận 9 diễn biến phức tạp. Riêng năm 2019 đã xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông, tử vong 11 người, tập trung phần lớn ở đoạn đường từ vòng xoay Phú Hữu đến đường vào cảng Phú Hữu. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, thành phố cho rằng phải có sự tập trung đầu tư đồng bộ các dự án công trình giao thông theo đúng quy hoạch được duyệt, bao gồm cả hệ thống giao thông chuyên dùng bên trong khu vực cảng và hệ thống giao thông kết nối đô thị bên ngoài.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.