30 nhà thầu trong nước đã mua hồ sơ đấu thầu Dự án cao tốc Bắc – Nam nhánh Đông

Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
30 nhà thầu trong nước đã mua hồ sơ đấu thầu Dự án cao tốc Bắc – Nam nhánh Đông

Thông tin trong phiên thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, hiện đã có 30 nhà đầu tư trong nước tham gia mua hồ sơ đấu thầu Dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông.

Theo đó, Bộ GTVT đang thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông. 

Đối với 3 dự án đầu tư công, Bộ GTVT đang triển khai đấu thầu tổ chức thi công, hoàn thành trong năm nay, sang năm 2020 chỉ thực hiện xây lắp. Riêng với 8 dự án PPP, hiện Bộ GTVT đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đấu thầu trong nước. Thời gian sơ tuyển khoảng 2 tháng.

"Đến thời điểm này, khoảng 30 nhà đầu tư trong nước đã tham gia mua hồ sơ và kỳ vọng có thể thu hút được 50 - 60 nhà đầu tư trong nước", Bộ trưởng nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, theo Luật Đầu tư, chưa có nhà đầu tư thì chưa làm thiết kế kỹ thuật, chưa chuẩn bị điều kiện khởi công được. Do đó, dự kiến tháng 8/2020, khi có nhà đầu tư thì mới có thể khởi công. Từ nay đến thời điểm đó sẽ tập trung công tác GPMB.

Sau khi được Bộ GTVT phê duyệt hồ sơ, trong hai ngày 16 - 17/10, đồng loạt các Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư trong nước đối với 8 dự án cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) gồm: Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, QL45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm, Phan Thiết - Dầu Giây…

Đáng chú ý, có những dự án chỉ sau vài giờ phát hành, các ban quản lý dự án đã bán được rất nhiều hồ sơ, điều đó cho thấy sức hấp dẫn lớn của các dự án cao tốc Bắc - Nam khi chuyển hình thức lựa chọn nhà đầu tư từ đấu thầu quốc tế sang đấu thầu trong nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.