TPBank chốt ngày phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên 26.420 tỷ đồng

Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng...

TPBank chốt ngày phát hành cổ phiếu trả cổ tức, tăng vốn điều lệ lên 26.420 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank – mã chứng khoán: TPB) thông báo ngày 24/9 tới đây là ngày đăng ký cuối cùng để chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023. Phương án phát hành trên đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của TPBank thông qua.

Theo đó, TPBank sẽ phát hành tối đa 440,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 20 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành từ từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ đến thời điểm ngày 31/12/2023, theo báo cáo tài chính năm 2023 đã được kiểm toán của ngân hàng.

Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.420 tỷ đồng.

TPBank cho biết, 4.403 tỷ đồng vốn tăng thêm từ đợt phát hành cổ phiếu sẽ được cân đối sử dụng cho các mục đích: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mở rộng mạng lưới kinh doanh; Bổ sung vốn trung dài hạn để phục vụ hoạt động kinh doanh; Bổ sung vốn hoạt động cho ngân hàng, phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng.

Trước đó, vào tháng 7/2024, TPBank đã tiến hành chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 500 đồng.

Một thông tin đáng chú ý khác, mới đây TPBank đã công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Danh sách này gồm 22 cổ đông, trong đó có 13 tổ chức và 9 cá nhân. Theo đó, Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) là pháp nhân nắm nhiều cổ phiếu TPB nhất với 149 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 6,7% vốn điều lệ TPBank. Đứng thứ hai là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI với tỷ lệ sở hữu 5,9%.

Ngoài ra, có 11 tổ chức khác sở hữu trên 1% vốn điều lệ TPBank, trong đó nhóm cổ đông SBI Ven Holdings PTE. LTD và người có liên quan đang nắm giữ khoảng 20% vốn điều lệ TPBank, Quỹ PYN Elite Fund (NON-UCITS) nắm 3,59%, Tổ chức International Finance Corporation (IFC) nắm 1,17% và Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited nắm 1,12%.

Như vậy, tổng số lượng cổ phần của nhóm cổ đông nước ngoài tại danh sách công bố là 25,88% vốn điều lệ TPBank (theo quy định hiện hành thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam).

Về cổ đông cá nhân, ông Nguyễn Hà Long là cổ đông cá nhân nắm nhiều cổ phiếu nhất với hơn 84 triệu cổ phiếu, tương đương 3,82% vốn. Ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị sở hữu 81 triệu cổ phiếu, tương đương 3,71% vốn điều lệ. Ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu, tương đương 3,61% vốn điều lệ.

Ngoài ra, ông Đỗ Minh Quân hiện cũng sở hữu hơn 73,5 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 3,34% vốn điều lệ. Cổ đông Trần Cẩm Nhung sở hữu hơn 71,2 triệu cổ phiếu, tương đương 3,23% vốn điều lệ.

4 cổ đông cá nhân khác gồm Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Khánh Ly, Đỗ Minh Đức, Đỗ Vũ Phương Anh lần sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 3,07%; 1,85%, 1,11% và 1,11% vốn điều lệ của TPBank.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2024 đã được soát xét, TPBank mang về 2.985 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 10,3% so với 6 tháng đầu năm 2023. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào tổng lợi nhuận của ngân hàng vẫn đến từ thu nhập lãi thuần và thu nhập từ hoạt động dịch vụ.

Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình thu nhập từ lãi và dịch vụ hợp nhất của TPBank đạt được mức tăng trưởng khả quan nhờ việc mở rộng quy mô khách hàng và gia tăng chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

Cụ thể như sau, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 6.664 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng đạt 1.660 tỷ đồng, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-11 lúc 16.18.13.png
Thị giá cổ phiếu TPB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 11/9, cổ phiếu TPB đóng cửa ở mức 17.850 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng này trên thị trường đạt khoảng 39.299 tỷ đồng.

Xem thêm

“Sóng” cổ tức trên thị trường ngân hàng

“Sóng” cổ tức trên thị trường ngân hàng

Cổ đông ngân hàng sắp nhận được cơn “mưa” cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu khi các ngân hàng đã chốt quyền chi trả cổ tức để tăng mạnh vốn, nâng cao năng lực tài chính...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...