TPBank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1.600 tỷ trong quý 1/2022, tăng 14%

Lợi nhuận trước thuế quý 1/2022 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong đạt 1.623 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ quý 1 của TPBank tăng tới 81% so với cùng kỳ.
TPBank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 1.600 tỷ trong quý 1/2022, tăng 14%

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – TPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2022.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1/2022 của ngân hàng đạt 1.623 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng chủ yếu đề từ thu nhập lãi thuần và hoạt động dịch vụ, giúp ngân hàng có tăng trưởng khá dù phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro.

Thu nhập lãi thuần quý 1 của ngân hàng đạt 2.831 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng tới 81% lên 511 tỷ đồng  với đóng góp lớn nhất là từ hoạt động thanh toán, hoạt động kinh doanh, tư vấn bảo hiểm. Mảng kinh doanh ngoại hối cũng khả quan, có lãi 32 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 2 tỷ.

Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại sụt giảm 70%, chỉ ghi nhận lãi 81 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác đạt 160 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ 15 tỷ.

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 3.615 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng 25,7% lên 1.237 tỷ. Tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập hoạt động) được cải thiện, giảm từ 35,2% xuống mức 34,2%.

TPBank đã tăng mạnh trích lập dự phòng trong 3 tháng đầu năm với mức trích tới 755 tỷ đồng, tăng 93% so với quý 1/2022.

Từ đó, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.623 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.299 tỷ, tăng 14,1% so với cùng kỳ.

Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của TPBank đạt 302.622 tỷ đồng, tăng 3,3%. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,1% lên 149.875 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 9,3% lên 152.538 tỷ đồng.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại TPBank sụt giảm hơn 3.700 tỷ đồng xuống 27.036 tỷ. Theo đó, tỷ lệ CASA cuối tháng 3 ở mức 18,8%, giảm so với 23,3% đạt được cuối năm 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...