Dự báo lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 5.800 tỷ trong năm nay

Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của TPBank đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Ngân hàng dự kiến phân bổ 30% chi phí dự phòng cho dư nợ tái cơ cấu trong năm.
Dự báo lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 5.800 tỷ trong năm nay

Trong báo cáo mới đây, Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 và 2022 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) lần lượt đạt 5.800 tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và 7.200 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ).

Trong đó, lợi nhuận từ đầu tư năm 2021 có thể tăng lên 1.700 tỷ đồng, phản ánh khoản lãi bất thường 913 tỷ đồng trong quý III/2021.

Hệ số CIR cũng được dự báo giảm xuống mức 33% trong năm 2021 và 35% trong năm 2022. 

Trong năm 2021, ngân sách công nghệ của TPBank khoảng 366 tỷ đồng, chiếm 3% tổng thu thập hoạt động, thấp hơn mức 600 tỷ đồng trong năm 2020. 

Nhóm chuyên gia của SSI cũng cho rằng khoản đầu tư năm 2021 có thể giảm tốc do tác động bất lợi của dịch COVID-19, ước tính tỷ lệ đầu tư có thể tăng trở lại trong năm 2022.

Ngoài ra, NIM của ngân hàng dự kiến giảm lần lượt xuống mức 4,63% và 4,6% trong năm 2021 và 2022, do thoái lãi dự thu liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu.

Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành quý III ở mức cao nhất kể từ năm 2015

Về chất lượng tài sản, nhóm chuyên gia cho biết tỷ lệ nợ xấu mới hình thành của TPBank tăng vọt lên 5,5% trong quý III/2021. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2015, phát sinh từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME. 

Bên cạnh đó, TPBank đã xóa được 2.000 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1,5% tổng dư nợ cho vay. Trong đó bao gồm 900 tỷ đồng dư nợ của khách hàng cá nhân và 1.000 tỷ đồng dư nợ của khách hàng SME. 

Về việc thanh lọc tài sản có vấn đề, nợ xấu đã giảm xuống 1,03% (so với 1,14% vào cuối quý II). Tỷ lệ nợ xấu theo nhóm khách hàng cá nhân giảm 1,48%; doanh nghiệp SME giảm 0,71% và tổ chức lớn giảm 0,24%. 

Mặc dù đã tích cực xử lý nợ xấu trong kỳ, SSI cho rằng chất lượng tài sản của TPBank cần được theo dõi chặt chẽ, do nợ nhóm 2 đã tăng 76% so với quý trước trong khi tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu giảm xuống còn 116%, so với mức 145% vào cuối quý II

Với tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao như vậy, chi phí dự phòng tại TPBank có thể tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ và gấp đôi so với quý trước. TPBank dự kiến phân bổ 30% chi phí dự phòng cho dư nợ tái cơ cấu trong năm 2021 và 60% trong năm 2022.

Chi phí dự phòng dự báo tăng lên mức 3.200 tỷ đồng trong năm 2021 và 2.700 tỷ đồng trong năm 2022

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...