TP.HCM: Kiều hối đạt 1,775 tỷ USD, tăng 14,2% so cùng kỳ trong quý I/2022

Mới đây, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho biết, lượng kiều hối chảy về qua các tổ chức tin dụng trên địa bàn quý đầu năm nay đạt 1,775 tỷ USD.
TP.HCM: Kiều hối đạt 1,775 tỷ USD, tăng 14,2% so cùng kỳ trong quý I/2022

Cụ thể, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TP.HCM cho biết, kiều hối chuyển về TP.HCM qua các ngân hàng trên địa bàn qúy I/2022 đạt: 1,775 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng gần 25% so với lượng kiều hối chuyển về cả năm 2021. 

Theo ông Lệnh, đây tiếp tục là mức tăng trưởng khá, là kết quả tích cực và là tín hiệu tốt trong bối cảnh những tháng đầu năm phát sinh những diễn biến phức tạp về địa chính trị có ảnh hưởng đến các thị trường và các hoạt động kinh tế thương mại trên Thế giới.

Trước đó, NHNN TP.HCM cho hay, kiều hối hối chuyển về địa bàn TP.HCM qua hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ năm 2021 đạt: 7,1 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020.

Với con số này, hiện kiều hối là kênh chiếm khoảng 12% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố. Đây là nguồn lực vàng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và của Thành phố nói riêng, nhờ hiệu quả nguồn kiều hối chuyển về qua từng năm và tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2021.

Mặc dù đây là năm chịu tác động ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, song lượng kiều hối chuyển về vẫn tăng.

Cơ chế chính sách; hệ thống chi trả kiều hối tiện ích cùng với sự quan tâm của kiều bào luôn hướng về tổ quốc… là các yếu tố động lực thu hút nguồn kiều hối trong thời gian qua.

Như vậy, lượng kiều hối tiếp tục đổ về TP.HCM và cả nước, trong bối cảnh dịp Tết Nguyên đán 2022 và kiều bào gửi về cho người thân, gia đình.

Năm 2021 cũng là năm đánh dấu mức kiều hối đổ về TP HCM cao kỷ lục, chiếm hơn một nửa so với cả nước và cao hơn mức dự báo trước đó.

Còn tính chung cả nước, theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, kiều hối về Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 12,5 tỷ USD.
Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, kiều bào cũng gặp rất nhiều khó khăn song vẫn quan tâm hướng về quê hương.

Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong điều kiện khó khăn cần vốn đầu tư. Trong số đó, lượng kiều hối gửi qua các tổ chức tín dụng khoảng 70%, các công ty kiều hối 28%, qua bưu điện 2%..

Tuy áp lực lạm phát đang gia tăng, nhưng các tổ chức tài chính nhận định, NHNN có khả năng vẫn giữ chính sách lãi suất phù hợp để hỗ trợ cho các nỗ lực phục hồi, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn do xung đột giữa Nga-Ukraine.

Cụ thể, giá tiêu dùng tăng 2,41% trong tháng 3/2022, tăng từ 1,42% một tháng trước đó do chi phí vận tải tăng17,2% trong tháng so với 14,5% vào tháng 2/ và mức tăng trung bình hàng tháng là 0,6% trong giai đoạn 2010-2019.

Giống như ở nhiều nước, chi phí nhiên liệu trong nước đã tăng nhanh do giá dầu thô toàn cầu tăng do xung đột quân sự Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Trong quý I/2022, tổng CPI của Việt Nam tăng 1,93% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức lạm phát cả năm là 1,84% vào năm 2021, mặc dù vẫn duy trì dưới mục tiêu 4%.

Tuy nhiên, các chuyên gia của UOB kỳ vọng cả lãi suất tái cấp vốn 4,0% và lãi suất tái chiết khấu 2,5% sẽ vẫn giữ ở mức thấp kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại.

Đối với tỷ giá USD/VND đang dần phục hồi từ mức thấp nhất vào cuối tháng 1 khoảng 22.630 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ và nâng lãi suất trong tháng 3/2022 và cho biết sẽ tăng thêm 0,5% trong tháng 5/2022.

Các chuyên gia phân tích của UOB cho rằng, tâm lý trên thị trường ngoại hối tại Châu Á, bao gồm cả VND, tiếp tục bị ảnh hưởng từ hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine.

Rủi ro trên dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên trong thời gian gần đây do kỳ vọng tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

“Chúng tôi dự báo Fed sẽ tăng lãi suất tại mỗi cuộc họp trong số sáu cuộc họp FOMC còn lại cho năm 2022, đưa lãi suất cơ bản của USD lên khoảng 1,75%-2,00% vào cuối năm 2022. Do đó, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với VND và dự báo VND sẽ giảm giá nhẹ cùng với các đồng tiền khác tại châu Á, so với USD”, UOB cho biết.

UOB cũng tiếp tục dự báo tỷ giá USD/VND đạt mức 23.000 trong quý 2/2022, 23.100 trong quý III/2022, 23.200 trong quý IV/2022 và 23.300 trong quý I/2023. 

Xem thêm

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hôm nay (27/4) đã tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021. Theo đó, Quảng Ninh vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách với điểm số 73,02 (thang điểm 100).
Hà Nội: Hơn 1.000 đơn vị nợ thuế

Hà Nội: Hơn 1.000 đơn vị nợ thuế

Cục Thuế Hà Nội vừa công khai nợ thuế lần đầu đối với 1.019 người nộp thuế có số nợ thuế, phí, nợ nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất lên đến 1.421 tỷ đồng.
Bầu Đức đăng ký “bán sạch” cổ phiếu HNG

Bầu Đức đăng ký “bán sạch” cổ phiếu HNG

Ông Đoàn Nguyên Đức (tên thường gọi là Bầu Đức) vừa đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu HNG của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh. Nếu bán thành công, ông Đức sẽ không còn giữ bất kỳ cổ phiếu HNG nào. Hiện ông Đức là Phó Chủ tịch HĐQT của HNG.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...