TP.HCM: Tăng cường quản lý thị trường trên địa bàn

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các cơ quan ban ngành tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam trên địa bàn thành phố.
TP.HCM: Tăng cường quản lý thị trường trên địa bàn

UBND TP.HCM chỉ đạo thắt chặt quản lý thị trường trên địa bàn

Theo chỉ đạo của UBND thành phố, lực lượng Bộ đội Biên phòng phải tăng cường tuần tra kiểm soát, quản lý chặt chẽ, chốt chặn tại một số đường mòn trọng điểm, ngăn chặn tình trạng vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam qua biên giới, cửa khẩu; xử lý các đối tượng lợi dụng việc xuất, nhập khẩu để vận chuyển trái phép hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ, lưu thông, bày bán hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam trên thị trường ở khu vực biên giới.

Đối với Cục Hải quan, Cục Thuế và Cục Quản lý thị trường cần phải tăng cường thu thập, trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình địa bàn để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các dấu hiệu nghi vấn, các hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; kiểm tra chặt chẽ việc khai báo mã HS cho mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp, không để các đối tượng cố tình khai báo sai mã HS của nguyên liệu nhập khẩu để làm căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại các đơn vị cấp C/O.

Cơ quan chức năng thu giữ hàng lậu trên thị trường

Đồng thời, kiên quyết không để các đối tượng lợi dụng hóa đơn quay vòng để hợp thức các loại hàng hóa nhập lậu, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp làm căn cứ xác định nguồn gốc nguyên vật liệu đầu vào trong nước để giả mạo nhãn mác, xuất xứ hàng Việt Nam.

Còn các sở liên quan như Sở Công Thương cần tăng cường quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số để kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam. Hay Sở Thông tin và Truyền thông phải xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở in nhằm phát hiện hành vi in lậu, in tem nhãn, bao bì giả…

Đặc biệt, giao cho Sở Khoa học và Công nghệ trách nhiệm quản lý về nhãn hàng hóa; quy định các tiêu chí về ghi nhãn hàng hoá “Made in Việt Nam” hay “Hàng hoá Việt Nam chất lượng cao” hoặc tiêu chí ghi nhãn hàng hóa bằng tiếng nước thứ ba khi nhập khẩu và quy định về việc đặt gia công, ủy thác sản xuất hàng hóa từ nước ngoài... để tránh việc các đối tượng lợi dụng để vi phạm và tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng yêu cầu UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn mác, xuất xứ Việt Nam trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...