Lãi cao, ngân hàng lớn vẫn đắn đo chỉ tiêu lợi nhuận

Do phải trích dự phòng rủi ro nhiều, nên lợi nhuận ngân hàng năm qua bị bào mòn đáng kể, nhất là ở những ngân hàng vừa phải sáp nhập thêm nhà băng yếu kém. Chỉ tiêu lợi nhuận xây dựng để chuẩn bị trìn
Lãi cao, ngân hàng lớn vẫn đắn đo chỉ tiêu lợi nhuận

Lãnh đạo Eximbank cho biết kế hoạch lợi nhuận năm 2017 xây dựng trình cổ đông trong kỳ đại hội tới đang được cân nhắc kỹ

Ông lớn thận trọng

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) năm qua đạt 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Nhờ kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tiếp tục giảm mạnh và hiện ở mức 1,44%, giảm 0,4% so với cuối năm 2015. Thế nhưng, tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu duy trì ở mức cao (khoảng 121%). Vì vậy, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Hội đồng Quản trị (HĐQT) Vietcombank đề ra cho năm 2017 khá thận trọng, nhất là với chỉ tiêu lợi nhuận.

Theo đó, tổng tài sản Vietcombank dự kiến tăng 11%, tín dụng tăng 18%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 15%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1,5% và lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 12% (9.200 tỷ đồng). Trong khi đó, đánh giá về triển vọng kinh doanh 2017 của Vietcombank, Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) cho rằng, Vietcombank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, do giảm chi phí dự phòng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cốt lõi. Thêm vào đó, một yếu tố nữa sẽ đóng góp vào lợi nhuận Vietcombank năm 2017 là thu nhập ngoài lãi giả định tăng trưởng 10,23%, trong đó thu từ dịch vụ vẫn giữ mức tăng trưởng cao 15%...

Lũy kế cả năm qua, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt 7.734 tỷ đồng, sau thuế lợi nhuận còn 6.248 tỷ đồng. Năm qua, con số dự phòng rủi ro mà BIDV đã trích lập là không nhỏ. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, BIDV đã phải trích lập gần 7.000 tỷ đồng, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,47% tổng dư nợ. Vì vậy, khi nói đến chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến trình cổ đông trong kỳ đại hội cổ đông thường niên tới đây, một lãnh đạo cấp cao của nhà băng này cho biết, HĐQT và Ban điều hành Ngân hàng sẽ cân nhắc để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp cả năm. Theo đó, chỉ tiêu lợi nhuận nhà băng này đề ra cho năm 2017 ước chỉ tăng chưa tới 10%.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 10% năm 2017. Theo kế hoạch phát triển kinh doanh, năm 2017, Agribank sẽ tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 14 - 18% so với năm 2016. Trong đó, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 70%; thu dịch vụ tăng 20%. Lợi nhuận tăng tối thiểu 10%.

Năm 2016, lợi nhuận của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) ước đạt 8.250 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015, hoàn thành 104% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đề ra. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank chỉ dưới 1%, song nhà băng này vẫn chưa tiết lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2017, mà chỉ cho biết ở mức phù hợp.

Nhà băng nhỏ cân nhắc

Tuy đạt xấp xỉ chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2016 với hơn 300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nhưng ông Ngô Thanh Tùng, Thành viên HĐQT và Luật sư trưởng của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, kế hoạch lợi nhuận xây dựng trình cổ đông trong kỳ đại hội tới đang được cân nhắc kỹ. Bởi dự phòng rủi ro vẫn là áp lực trong việc đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận năm nay, do quan điểm của HĐQT Eximbank là trích đầy đủ dự phòng để đảm bảo hoạt động. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank đến cuối năm 2016 vẫn xấp xỉ mức 3%.

Tuy Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã hoàn thành vượt bậc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra năm 2016 với nhiều chỉ số khả quan, lợi nhuận đạt 484 tỷ đồng, vượt 108% kế hoạch năm và bằng 181% cùng kỳ năm trước; tổng tài sản tăng trưởng 29%, đạt 63.834 tỷ đồng; tổng dư nợ tăng trưởng 35%, đạt 39.607 tỷ đồng; tổng huy động tăng trưởng 57%, đạt 46.192 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 1,51%. Các chỉ số an toàn được OCB tuân thủ nghiêm ngặt, hướng đến các chuẩn mực theo Basel II. Nhưng theo ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng đặt ra cho năm nay cũng chỉ cao hơn 10% so với mức đạt được năm vừa rồi.

Thực tế, không chỉ ở các ngân hàng thương mại quy mô có vốn nhà nước đạt lợi nhuận cao năm qua, mà ngay cả khối cổ phần tốp sau cũng có nhiều nhà băng hoàn thành, thậm chí vượt chỉ tiêu năm 2016. Ngân hàng Á Châu (ACB) vượt chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm 2016 ở mức trên 1.500 tỷ đồng trước thuế; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), TMCP Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… cũng đạt mức lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, áp lực dự phòng rủi ro chưa giảm khi tiến trình xử lý nợ xấu khó đẩy nhanh vẫn là rào cản buộc các nhà băng cân nhắc chỉ tiêu kinh doanh năm 2017.

Theo Báo Đầu tư

 >> Nợ xấu hơn 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận Vietcombank teo tóp

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...