Triển khai mọi phương án để tiếp cận, cứu nạn những người còn sống sót

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1503/CĐ-TTg yêu cầu khẩn trương cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Triển khai mọi phương án để tiếp cận, cứu nạn những người còn sống sót

Tiếp theo Công điện số 1500/CĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2020 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi đến những người dân bị nạn và gửi lời chia buồn  sâu sắc đến các gia đình có người thân bị thiệt mạng do sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và biểu dương công tác tìm kiếm cứu nạn của lực lượng địa phương tại chỗ, các lực lượng tại hiện trường và lực lượng vũ trang.

Theo thông tin mới nhất, tính đến đầu giờ chiều nay đã cứu được 33 người, còn 13 người chưa tìm thấy trong vụ sạt lở nghiêm trọng ở Trà Leng.

Lúc 13h chiều nay 29/10, điểm sạt lở cuối cùng tại km81, quốc lộ 40B đã được thông tuyến giúp lực lượng cứu nạn của Quân khu 5 với 200 cán bộ chiến sĩ. Các lực lượng có thể đi vào hiện trường vụ sạt lở đất tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Lực lượng tiếp cận sớm nhất gồm 20 cán bộ chiến sĩ công binh, quân y mang theo thùng cứu thương vào để cấp cứu các trường hợp bị thương. Có 4 trường hợp bị thương nặng được đưa ra trước, trong đó có 2 trẻ nhỏ từ khu vực sạt lở xã Trà Leng, đến Trung tâm y tế huyện Bắc Trà My để chữa trị.

Hiện nay xe cứu thương tiếp tục vào hiện trường để đưa các nạn nhân bị thương trong số những người mất tích ở Trà Leng đến bệnh viện cấp cứu. Người bị thương nặng sẽ tiếp tục được chuyển về tuyến bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.

Theo Thượng tá Hà Ra Diêu - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nam Trà My, tính đến đầu giờ chiều nay đã cứu được 33 người, 16 người bị thương, trong đó có 8 người bị thương nặng; tìm thấy 6 thi thể, còn 13 người chưa tìm thấy.

Những người may mắn sống là do được nước bùn đẩy dồn về chân núi, sau đó trồi lên trên lớp đất nên thoát chết.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Thúy, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Bắc Trà My cho biết, đến 16h chiều 29/10, Trung tâm Y tế huyện đã tiếp nhận 5 bệnh nhân tại xã Trà Leng, trong đó có 2 bệnh nhân nặng, qua hội chuẩn thống nhất chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam để điều trị.

Trên toàn tỉnh Quảng Nam, tới 16h chiều 29/10, có 19 người chết do sạt lở đất, 22 người mất tích. Trong đó, huyện Nam Trà My có 14 người chết, 13 người mất tích; huyện Phước Sơn có 5 người chết, 8 người mất tích, huyện Bắc Trà My mất tích 1 người. 

Tính đến chiều ngày 29/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy 16 thi thể trong hai vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 53 người mất tích tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), trong đó, có 8 nạn nhân là người ở xã Trà Vân và 8 nạn nhân ở xã Trà Leng. Lực lượng tại chỗ cùng tìm thấy 3 thi thể trong vụ sạt lở vùi lấp 11 người tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…