Từ việc Công ty Thời trang YODY vi phạm về nhãn hàng hóa: Cơ quan nhà nước cần làm gì để bảo vệ người tiêu dùng?

Để bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra để phát hiện sớm những hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về hàng hóa.

Hành vi của YODY cần bị lên án

Ngày 22/09/2021 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra Công ty cổ phần Thời trang YODY Chi nhánh Hà Tĩnh tại số 376 Trần Phú phát hiện tại đây đang bày bán 119 chiếc quần jean nữ, tổng giá trị là 58.481.000 đồng; toàn bộ số hàng hóa trên do Việt Nam sản xuất và có hóa đơn chứng từ đầy đủ nhưng “vi phạm quy định về nhãn hàng hóa”, đơn vị quản lý thị trường này đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp YODY 17,5 triệu đồng,

Bình luận về vấn đề này, Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, đây là hành vi vi phạm pháp luật rất cần bị lên án, cần có chế tài xử lý đủ sức răn đe nhằm đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và làm trong sạch môi trường kinh doanh.

Theo Luật sư Khuyên, quy định xử phạt vi phạm hành chính về “hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa” theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP năm 2017 hoàn toàn hợp lý với tình hình thực tế hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu quốc tế ở Việt Nam hiện nay; mức phạt đối với Công cổ phần Thời trang YODY – Chi nhánh Hà Tĩnh là phù hợp do giá trị hàng hóa vi phạm là 58.481.000 đồng nên Cục quản lý thị trường Hà Tĩnh đã căn cứ điểm đ, khoản 1, Điều 31 của Nghị định 119/2017/NĐ-CP để xử phạt, mức phạt này cũng đã cân nhắc những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp các nguyên tắc mang tính chuẩn mực trong kinh doanh mà một thương nhân cần phải có, đó là “tính trung thực” trong kinh doanh, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và lợi ích xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội, chỉ có đảm bảo “tính trung thực” trong kinh doanh và thượng tôn pháp luật thì doanh nghiệp mới đảm bảo được đạo đức kinh doanh của mình.

Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Hà Thị Khuyên - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Cơ quan nhà nước cần làm gì?

Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP năm 2017 của Chính Phủ quy định về Nhãn Hàng hóa thì “Nhãn hàng hóa và và Ghi nhãn hàng hóa được hiểu, được nhận diện như sau: “1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; 2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát”. Và các tiêu chí kỹ thuật về nhãn hàng hóa quy định tiếp tại các điều 5, 6, 7, 8, 9 của Nghị định, Nghị định quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu (Điều 1), áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan (Điều 2)

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP năm 2017 quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Quy định pháp luật về nhãn hàng hóa đã khá đầy đủ và rõ ràng, vì thế để bảo vệ tốt hơn cho người tiêu dùng, Luật sư Khuyên cho rằng, hiện tại và trong thời gian tới các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các biện pháp.

Các lực lượng như lực lượng thanh tra, công an, quản lý thị trưởng cần tăng cường kiểm tra, rà soát doanh nghiệp địa bàn do mình phụ trách để phát hiện sớm những hành vi gian lận thương mại, vi phạm các quy định về hàng hóa và các vi phạm pháp luật khác.

Đặc biệt, việc tăng cường kiểm tra, rà soát những không được phép làm ảnh hưởng tới hoạt động- sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh việc lợi dụng kiểm tra, rà soát sai phạm để những nhiễu gây khó dễ cho doanh nghiệp; thường xuyên tuyên truyền pháp luật về doanh nghiệp và hàng hóa trong kinh doanh cho doanh nghiệp, người dân.

Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:
  2. a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
  3. b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
  4. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau:
  5. a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
  6. b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  7. c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  8. d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...