Tỷ giá khiến hai “đại gia” hàng không nặng gánh nợ nần

Do tính chất hoạt động đa quốc gia, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả kinh doanh, gánh nặng chi phí liên quan đến những khoản vay ngoại tệ đang “trĩu đôi cánh” của Vietnam Airlines và Vi
Tỷ giá khiến hai “đại gia” hàng không nặng gánh nợ nần

Chỉ riêng quý II/2018, doanh thu thuần (80% từ đến từ vận tải hàng không) đạt 23.145 tỷ đồng, tăng trưởng gần 20%. Trong đó, doanh thu bình quân của khách nội địa quý II tăng 14,9%, khách quốc tế tăng 8,2%. Kết thúc quý II, Vietnam Airlines báo lãi trước thuế 426 tỷ đồng, tăng trưởng 153% so với cùng kỳ 2017.

Đáng chú ý, tính đến ngày 30/6, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines đạt 70.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng nguồn vốn. Ngoài khoảng 43.000 tỷ đồng là tiền vay ngân hàng, còn có một số khoản vay bằng ngoại tệ.

Chi phí tài chính của Vietnam Airlines đạt 1.307 tỷ đồng, cao gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 838 tỷ đồng và chi phí lãi vay. Trước áp lực về tỷ giá ngày càng gia tăng, lỗ tỷ giá trong tương lai có thể trở thành vấn đề mà doanh nghiệp này phải quan tâm.

Theo BCTC hợp nhất quý II/2018 của Vietjet Air, doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp chỉ đạt  8.637 tỷ đồng, giảm 23,4%, còn lợi nhuận trước thuế giảm 39,5%. Tuy nhiên, nhờ có sự tăng trưởng mạnh trong quý I/2018, VietJet Air vẫn báo lãi trước thuế 2.377 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của VietJet Air trong quý II/2018 do không phát sinh doanh thu từ hoạt động bán và thuê lại máy bay (Sale and leaseback). Hoạt động này luôn đóng góp từ 40 - 50% doanh thu và lợi nhuận cho Vietjet Air trong những năm gần đây.

Điểm tích cực với Vietjet Air là doanh thu vận chuyển hành khách vẫn có sự tăng trưởng khá mạnh. Trong quý II/2018, vận chuyển hàng khách đem về cho Vietjet Air hơn 6.550 tỷ đồng, tăng 55% so với quý II/2017. Doanh thu hoạt động phụ trợ cũng tăng tương ứng lên gần 2.000 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2018, Vietjet Air có 23.048 tỷ đồng nợ phải trả, chiếm 66% tổng nguồn vốn. Vay ngân hàng cả ngắn hạn và dài hạn đạt 7.561,5 tỷ đồng, trong đó các khoản vay ngoại tệ đạt 2.934 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.

>> Bộ GTVT mua 164,7 triệu cổ phiếu Vietnam Airlines: Sai sách?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...