Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/3: USD phục hồi sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ tăng

Đồng USD vừa chứng kiến sự tăng trở lại sau hai phiên giảm liên tiếp, trong bối cảnh dữ liệu lạm phát của Mỹ tăng mạnh cũng như cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/3: USD phục hồi sau khi dữ liệu lạm phát Mỹ tăng

Tỷ giá ngoại tệ thế giới

Đầu phiên giao dịch ngày 11/3 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,58%, đạt mức 98,52 điểm.

Tỷ giá euro so với USD tăng 0,26% lên 1,1012. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,15% lên 1,3104. Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,04% lên 116,18.

Đồng USD tăng giá trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi các cuộc đàm phán cấp cao giữa Ukraine và Nga cũng như cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Dữ liệu được công bố hôm thứ 10/3 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ - thước đo lạm phát, đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 2, đạt mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm. Đặc biệt, lạm phát có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng tới khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine làm tăng chi phí dầu thô và các mặt hàng khác.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản trong cuộc họp vào tuần tới.

Bipan Rai, Trưởng bộ phận chiến lược FX Bắc Mỹ tại CIBC Capital Markets cho biết: “Kịch bản cơ bản của chúng tôi vẫn là Fed được kỳ vọng có chính sách “diều hâu” nhất trong số các quốc gia phát triển và điều đó sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của đồng bạc xanh”.

Trong khi đó, đồng euro quay đầu giảm trở lại sau khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thông báo rằng, họ sẽ loại bỏ dần các biện pháp kích thích kinh tế trong quý thứ 3. Tuyên bố từ ECB để ngỏ khả năng tăng lãi suất trước khi kết thúc năm 2022 trong bối cảnh lạm phát tăng cao, phần nhiều do ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine.

ECB vẫn đang theo sau các ngân hàng trung ương lớn khác như Fed và Ngân hàng Trung ương Anh trong việc thắt chặt các chính sách sau đại dịch, điều này cũng đã đặt gánh nặng lên đồng tiền chung euro.

Đồng euro đã chạm mức thấp nhất trong 22 tháng là 1,0804 USD vào đầu tuần, với lo ngại về việc tình hình Ukraine sẽ có tác động đáng kể tới tăng trưởng của châu Âu.

Tỷ giá ngoại tệ trong nước

Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 10/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm nhẹ ở mức: 23.162 đồng.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra giữ nguyên ở mức: 22.550 đồng - 23.050 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 22.700 đồng - 22.980 đồng; VietinBank: 22.635 đồng - 23.075 đồng

Giá USD chợ đen trong nước ở mức 23.485 - 23.540 đồng (mua vào - bán ra).

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng trở lại ở mức: 24.815 đồng – 26.350 đồng.

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau: Vietcombank: 24.538 đồng - 25.654 đồng; VietinBank: 24.284 đồng - 25.574 đồng

Xem thêm

Sức mua xe Hyundai giảm sâu nhưng vẫn tăng trưởng

Sức mua xe Hyundai giảm sâu nhưng vẫn tăng trưởng

Hôm nay 10/03, Tập đoàn Thành Công thông báo kết quả bán hàng tháng 2/2022. Theo đó, tổng doanh số xe Hyundai tháng 2 đạt 4.173 xe, giảm 43,2% so với tháng 1/2022 nhưng tăng trưởng 38,1% so với cùng kì năm 2021.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...