“Ứng xử” thế nào với thị trường chứng khoán thời “loạn lạc”?

“Dịch bệnh chưa qua, chiến tranh đã tới” là những gì mà nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang phải đối mặt. Ở vào thời điểm nhạy cảm này, kênh đầu tư chứng khoán ngày càng trở nên khó đoán định.
Thị trường chứng khoán được dự báo có thể sẽ có những đợt rung lắc dữ dội, các nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo trước mỗi mã cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán được dự báo có thể sẽ có những đợt rung lắc dữ dội, các nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo trước mỗi mã cổ phiếu.

Sau năm 2021 tăng trưởng tích cực, thị trường chứng khoán 2 tháng đầu năm 2022 diễn biến trồi sụt. Chỉ số chính Vn-Index dao động quanh ngưỡng 1.500 điểm, chưa tìm kiếm được động lực bứt phá trong bối cảnh có nhiều biến số khó lường cả trong và ngoài nước như dịch bệnh tăng cao đột biến, chiến tranh Nga – Ukraine leo thang khiến thị trường vốn dĩ đã phức tạp lại càng khó khăn hơn trong việc xác định xu hướng.

Nhiều thách thức

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn, phức tạp cho thế giới và cả Việt Nam. Thị trường chứng khoán bởi vậy cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn năm ngoái, đặc biệt những biến động địa chính trị khó lường trên thế giới.

Ngoài ra, trước khả năng dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài và khả năng Chính phủ các nước cắt giảm các biện pháp kích thích kinh tế trước áp lực lạm phát, kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 ở mức 4,4% so với 5,9% của năm 2022.

Tăng trưởng thương mại thế giới do vậy cũng được dự báo giảm so với năm 2021 (6% so với 9,3%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi đó, ông Phạm Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital cho rằng, căng thẳng chiến sự leo thang giữa Nga – Ukraine có thể coi là “thiên nga đen” thứ 2, sau COVID-19 từ đầu năm 2020 và ảnh hưởng đến các nền kinh tế. Tác động rõ ràng nhất là giá dầu liên tục tăng và đang ở vùng đỉnh cao nhất mọi thời đại, từ đó, lạm phát nguy cơ gia tăng, dẫn đến lãi suất cũng tăng.

Đồng quan điểm, bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường chứng khoán (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) cho biết, căng thẳng chính trị giữa Nga – Ukraine khiến giá cả lương thực, năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng cao trước bối cảnh nguồn cung bị ảnh hưởng làm gia tăng áp lực lạm phát lên các nền kinh tế. Lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng lên mức kỷ lục 5,8% trong tháng 2/2022, trong khi đó lạm phát tại Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Trước tình hình đó, nhiều ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới đã bắt đầu tiến hành các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khoá thông qua việc giảm dần các gói kích thích kinh tế và nâng lãi suất. Động thái này có thể sẽ tạo ra làn sóng thắt chặt chính sách trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi cùng với áp lực lạm phát tăng cao. Mặt bằng lãi suất tăng có thể sẽ là lực cản chính đối với thị trường chứng khoán đang được đánh giá hấp dẫn trong môi trường lãi suất thấp.

“Bên cạnh đó, viễn cảnh tăng lãi suất sẽ khiến dòng vốn dịch chuyển từ thị trường mới nổi sang thị trường phát triển”, bà Bình nhận định.

Đầu tư thế nào?

Dù khó khăn bủa vây thị trường nhưng theo ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc phát triển năng lực đầu tư, CTCP Chứng khoán VPS, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những yếu tố tích cực hỗ trợ như chỉ số PMI ổn định, tăng trưởng nhẹ trong lĩnh vực chế biến chế tạo – xuất khẩu, FDI tăng khá, nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển thuận lợi.

Trong tháng 1/2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 4,4 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, câu chuyện đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Nhà đầu tư không nên bi quan quá, dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng là chúng ta đầu tư cổ phiếu nào, nhóm ngành nào. Đôi khi, bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở một số mã cổ phiếu”, ông Khánh cho biết.

Cũng cho rằng nhà đầu tư không nên quá hoang mang với những thách thức , chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp khuyến nghị, nếu chứng khoán năm 2021 mua đâu cũng trúng, nếu có lỗ thì giữ một thời gian cũng có lời lại, thì năm 2022 có thể sẽ phải lựa chọn phương pháp dài hạn.

“Những tưởng cảnh chiến tranh bằng súng đạn, quân đội không còn xảy ra ở thế kỷ 21 nữa nhưng thực tế đã và đang diễn ra. Rõ ràng, gọi hiện tại là thời “loạn lạc” cũng không quá đáng, nhà đầu tư cần có những nguyên tắc ứng xử trong giai đoạn này”, ông Nguyễn Hồng Điệp nhận định.

Vị chuyên gia này cho biết, lịch sử đã chứng minh tiền mặt là thứ rủi ro nhất trong thời loạn. Có nghĩa là tiền mặt là thứ dễ mất giá nhất nên giữ nhiều lúc này không phải là giải pháp tốt. Tuy nhiên, mục tiêu của đầu tư vẫn là kiếm lợi nhuận, hay nói cách khác vẫn là kiếm thêm tiền.

Thế nhưng, gửi tiết kiệm lúc này cũng không phải là giải pháp tốt. Do đó, nhà đầu tư cần phải xác định rõ mục tiêu lợi nhuận phù hợp.

“Nếu như trước đây chúng ta có khả năng đã lời được 70%-80% cho 1 năm đầu tư chứng khoán, thì nay có thể sẽ chỉ nên hài lòng ở con số 25% - 30% / năm. Nếu trừ lạm phát đang tăng cao, có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy thất vọng và không hài lòng ở con số này. Nhưng có lẽ tham tùy lúc, nên tiết chế lại để có thể có tâm an bình hơn trong đầu tư”, ông Điệp khuyến nghị.

Để làm được điều này, nhà đầu tư hãy tận dụng những con sóng nhỏ và tích luỹ. Cùng với đó, cần quyết liệt và mạo hiểm dùng margin lớn khi có cơ hội. Còn đối với nhà đầu tư không có điều kiện thời gian, sự tập trung cho danh mục vẫn có thể theo phương pháp đầu tư nắm giữ cổ phiếu cơ bản nhưng phải có sự đánh giá kỹ lưỡng hơn bởi nhiều cổ phiếu từng được mệnh danh là cơ bản, an toàn, thậm chí rất nhiều trụ cột đang ngấp nghé ở vùng nhạy cảm.

"Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" - câu nói này thực sự rất có ích cho nhà đầu tư lúc này. Hãy bình thản đón nhận những đợt rung lắc dữ dội có thể xảy đến. Hãy tận dụng những cơn sóng đó như là món quà của thị trường. Chỉ có sự tỉnh táo cùng với tri thức đầu tư mới có thể mang lại thành công trong thời "loạn" này”, chuyên gia Nguyễn Hồng Điệp chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Khách hàng Indonesia nhận bàn giao VF 5 trong khuôn khổ sự kiện Gaikindo Jakarta Auto Week 2024

Vinfast chính thức bàn giao ô tô điện VF 5 tại Indonesia

Indonesia, một trong những thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện. VinFast đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này khi chính thức bàn giao mẫu ô tô điện VF 5 tại đây...

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon rót thêm 4 tỷ USD vào đối thủ lớn nhất của OpenAI

Amazon vừa công bố thêm khoản đầu tư 4 tỷ USD vào Anthropic, nâng tổng số vốn rót vào startup AI này lên đến 8 tỷ USD. Mối quan hệ hợp tác đánh dấu bước tiến mới trong "cuộc đua AI" với mục tiêu dẫn đầu thị trường công nghệ đầy tiềm năng này...

Doanh nghiệp phân bón kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ áp thuế VAT 5%

Doanh nghiệp phân bón kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ áp thuế VAT 5%

Sang năm 2025, sự phục hồi giá urê và biên lợi nhuận dự kiến tiếp tục, nhưng với tốc độ hạn chế. Nếu áp dụng thuế VAT 5%, lợi nhuận của DPM và DCM sẽ tăng thêm lần lượt 259 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, đẩy tăng trưởng lợi nhuận lên 50% và 29% so với cùng kỳ năm trước...

Việc tăng thuế với mặt hàng bia, rượu cần thực hiện theo lộ trình

Năm 2027 mới tăng thuế với mặt hàng bia?

Việc tăng thuế đối với rượu, bia được nhận định, dù mang lại những lợi ích nhất định về mặt xã hội, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp và người lao động trong ngành…