UOB: Lạm phát là mối quan ngại lớn nhất đối với Việt Nam, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, trong đó ASEAN là thị trường hàng đầu mà các doanh nghiệp nhắm đến để mở rộng kinh doanh trong ba năm tới (tính đến năm 2026)...

UOB: Lạm phát là mối quan ngại lớn nhất đối với Việt Nam, nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài

Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2024, dựa trên khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 7 thị trường trọng điểm trên khắp ASEAN và Trung Quốc, trong đó có 525 doanh nghiệp tại Việt Nam.

ÁM ẢNH BỞI BÓNG MA LẠM PHÁT

Khảo sát của Ngân hàng UOB đo lường tâm lý của 525 chủ doanh nghiệp Việt Nam từ cuối 2023 đến quý 1/2024 cho thấy, 5 mối quan ngại lớn nhất với doanh nghiệp là lạm phát, giá cả hàng hóa biến động, chi phí vận hành, lãi suất tăng và đà phục hồi kinh tế chậm.

Lạm phát cao đã khiến chi phí vận hành của 3 trên 5 doanh nghiệp được hỏi, cho biết tăng lên. 57% doanh nghiệp cũng phản ánh giá nguyên vật liệu đầu vào tăng do lạm phát. Nhóm ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm bất động sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, sản xuất kỹ thuật.

Theo UOB, lạm phát đã tăng lên trong những tháng gần đây và hướng tới mức trần mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tỷ lệ lạm phát trong 2 năm qua là chi phí thực phẩm, nhà ở, giáo dục và y tế tăng cao.

Điều này rất quan trọng cần theo dõi vì mức tăng giá thực tế của những mặt hàng này mà người tiêu dùng phải đối mặt có thể nhanh hơn và lớn hơn mức được biểu thị bằng CPI. Với việc tăng lương tối thiểu từ ngày 1 tháng 7, áp lực tăng lương sẽ còn lớn hơn nữa.

Để giải quyết vấn đề lạm phát, theo ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB, điều quan trọng là chính phủ phải tăng chi tiêu để giúp tăng nguồn cung ở những khu vực như thực phẩm, giáo dục, y tế… trong thời gian dài, chẳng hạn như bằng cách nâng cao năng suất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trong ngắn hạn, tăng nguồn cung, chẳng hạn như đối với thực phẩm, bằng cách cho phép nhập khẩu nhiều hơn từ nhiều quốc gia sẽ là một giải pháp khác.

KỲ VỌNG VÀO MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG

Hiện GDP thực tế của Việt Nam đã tăng 6,93% so với cùng kỳ trong quý 2/2024. Tổng cộng, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2024, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

Với kết quả nửa đầu năm 2024 đạt mức tích cực, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB nhận định triển vọng cho năm 2024 vẫn tươi sáng. Các động lực cho sự tăng trưởng đến từ sự phục hồi của chu kỳ bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ hỗ trợ cho triển vọng của Việt Nam.

“Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng chính thức là 6,0-6,5% có khả năng đạt được”, Ông Suan Teck Kin nhận định.

Cũng về triển vọng trong tương lai, hầu hết doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh hiện tại. Tâm lý lạc quan này cao hơn mức trung bình của khu vực.

Để cải thiện hiệu quả kinh doanh trong năm nay, các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, nâng cấp trang thiết bị hoặc cơ sở vật chất để nâng cao năng suất và đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

screen-shot-2024-07-17-at-112210-3654.png
Ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại UOB Việt Nam

Đáng chú ý, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Theo ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp tại UOB Việt Nam, đây có thể là hoạt động đầu tư, mở văn phòng, cơ sở kinh doanh ở nước ngoài, hoặc mua bán, giao thương với thị trường quốc tế.

Trong đó, cứ 10 doanh nghiệp thì có gần 7 đơn vị chỉ ra ASEAN là lựa chọn hàng đầu. Tại đây, Thái Lan là quốc gia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư, tiếp theo là Singapore, Malaysia và Indonesia.

Trung Quốc đại lục là thị trường trọng điểm thứ hai, với 37% doanh nghiệp muốn đầu tư vào quốc gia này.

Tuy nhiên, việc mở rộng ra nước ngoài vẫn là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khoảng 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát của UOB cho biết họ thiếu khách hàng tại các thị trường mới và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp. Rào cản về pháp lý, quy định, tuân thủ và thuế cũng chiếm tỷ trọng tương đương.

Để thành công trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang mong đợi những hỗ trợ tài chính như ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế (42%), các nguồn tài trợ hoặc trợ cấp dành cho các thị trường mới (40%).

Bên cạnh những hỗ trợ tài chính này, hơn 40% doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các hỗ trợ phi tài chính, như kết nối với các doanh nghiệp lớn là khách hàng tiềm năng mà công ty của họ có thể cung cấp ở thị trường nước ngoài.

Đánh giá chung về xu hướng này, ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc VCCI chi nhánh TP.HCM cho rằng Việt Nam đang thực sự là một nền kinh tế mở, có những giai đoạn kim ngạch xuất khẩu gấp đôi GDP. Hiện Việt Nam đã tham gia 15 FTA đang có hiệu lực, và trong tương lai gần con số này sẽ tăng lên thành 19.

"Đây là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là thách thức. Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu hơn, chúng ta càng dễ chịu tác động bởi các vấn đề của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần tính toán cẩn trọng và có những giải pháp ứng phó tốt", ông Liêm nói.

Nhưng để đạt được điều này, các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, nâng cấp trang thiết bị hoặc cơ sở vật chất để nâng cao năng suất và đa dạng hóa các kênh bán hàng để thúc đẩy tăng trưởng.

Khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho biết động lực hàng đầu của họ cho việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là để tăng doanh thu. Các nền tảng thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới là một phương tiện phổ biến để mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, với hơn 9 trên 10 doanh nghiệp quan tâm đến việc sử dụng kênh này.

Khi nhìn vào các khu vực mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nhắm tới cho việc đầu tư ra nước ngoài trong 3 năm tới, ASEAN là lựa chọn hàng đầu, với gần 7 trên 10 doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực này.

Trung Quốc đại lục là thị trường trọng điểm thứ hai, với 37% doanh nghiệp muốn đầu tư vào quốc gia này. Trong ASEAN, Thái Lan là quốc gia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào, tiếp theo là Singapore, Malaysia và Indonesia.

Tuy nhiên, việc mở rộng ra nước ngoài là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam do một số rào cản chính: Thiếu khách hàng tại (các) thị trường mới (41%); Thiếu hỗ trợ về pháp lý, quy định, tuân thủ và thuế (39%); Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp tác (38%).

Để thành công trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang mong đợi những hỗ trợ tài chính như ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế (42%), các nguồn tài trợ hoặc trợ cấp dành cho các thị trường mới (40%).

Bên cạnh những hỗ trợ tài chính này, hơn 40% doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các hỗ trợ phi tài chính, như kết nối với các doanh nghiệp lớn là khách hàng tiềm năng mà công ty của họ có thể cung cấp ở thị trường nước ngoài.

Xem thêm

Kinh tế Việt Nam ổn định trong bấp bênh

Kinh tế Việt Nam ổn định trong bấp bênh

Mặc dù sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tiêu dùng đều ghi nhận sự tăng trưởng. Song xu hướng hồi phục vẫn chưa thực sự mạnh mẽ do bối cảnh vĩ mô vẫn rất bấp bênh...

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ