Ưu tiên đặt hàng doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chính phủ vừa đưa ra những đề xuất đầy triển vọng, khẳng định cam kết phát triển kinh tế nội địa thông qua việc ưu tiên đặt hàng từ các doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam…

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu trong nước
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu trong nước

Chính phủ vừa có Tờ trình số 685/TTr-CP gửi Quốc hội đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù triển khai xây dựng nhằm đảm bảo tính khả thi, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, huy động nguồn lực đầu tư...

Theo Tờ trình, trên cơ sở lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, quy mô đầu tư, tham khảo suất đầu tư các dự án đường sắt tốc độ cao đã và đang triển khai trên thế giới, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án trên 1.713 tỷ đồng (khoảng 67,3 tỷ USD).

Trong đó ước tính các hạng mục chi phí bao gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 150 nghìn tỷ đồng (khoảng 5,9 tỷ USD), chi phí xây dựng 846 nghìn tỷ đồng (khoảng 33,2 tỷ USD), chi phí thiết bị gần 281 nghìn tỷ đồng (khoảng 11 tỷ USD). Ngoài ra còn có chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và nhiều khoản chi phí dự phòng khác.

Theo kế hoạch tiền khả thi, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến đầu tư công trình tuyến khoảng 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất nên suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km.

Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam được đánh giá là dự án trọng điểm quốc gia, sẽ có nhiều tác động đến một số ngành kinh tế của nước ta. Đặc biệt, theo kinh nghiệm quốc tế, để phát triển ngành công nghiệp đường sắt, các quốc gia cần làm chủ công nghệ lõi, có ngành công nghiệp phụ trợ vững mạnh và nguồn vốn lớn để đầu tư vào công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam có dịp được phát huy năng lực.

Nhằm giải quyết bài toán này, trong những chính sách đặc thù được đề xuất, Chính phủ đặc biệt quan tâm vấn đề danh mục sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ phục vụ dự án thuộc nhóm đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ đặc biệt đề xuất ưu tiên lựa chọn tổng thầu, nhà thầu cam kết chuyển giao công nghệ mới mà trong nước chưa có.

Người đứng đầu Chính phủ được quyết định các sản phẩm công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp khác phục vụ dự án mà trong nước có thể sản xuất được. Đối với các sản phẩm công nghiệp đường sắt phục vụ dự án mà trong nước có thể sản xuất, chủ đầu tư, tổng thầu phải ưu tiên đặt hàng từ doanh nghiệp Việt Nam.

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, chủ đầu tư phải quy định điều khoản cụ thể về lộ trình, nội dung chuyển giao công nghệ với tổng thầu, nhà thầu theo danh mục chuyển giao công nghệ.

Trong nhóm chính sách huy động nguồn lực, Chính phủ đề xuất Thủ tướng sẽ quyết định sử dụng các nguồn vốn như: trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các khoản vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, có chi phí khoản vay thấp hơn khoản vay trong nước và ít điều kiện ràng buộc.

Dự án sẽ được phân bổ đầy đủ nguồn vốn theo nhiều kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo phù hợp với tiến độ triển khai. Thủ tướng cũng sẽ quyết định việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, bao gồm việc điều chỉnh ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, miễn là không làm thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt.

Trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Quốc hội quyết định điều chỉnh chỉ tiêu bội chi ngân sách, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ để huy động vốn cho dự án.

Ngoài ra, trong Tờ trình, Chính phủ đề xuất các chính sách nhằm bảo đảm khả thi và đẩy nhanh tiến độ thực hiện, huy động nguồn lực đầu tư; phân cấp phân quyền đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp.

19 chính sách đặc thù được Chính phủ đề xuất chia thành các nhóm, cụ thể:

Chính sách về cơ cấu nguồn vốn cho dự án; bố trí vốn và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công để bố trí vốn; thẩm định khả năng cân đối vốn; phát triển, khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án; bãi đổ chất thải rắn xây dựng; phát triển khoa học, công nghệ và tuyển dụng nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ; phân chia dự án thành phần; thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án;

Chính sách về lựa chọn phương án kiến trúc nhà ga; công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng; lập thiết kế kỹ thuật tổng thể thay cho thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án; chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng; định mức, khoản mục chi phí; bố trí vốn cho dự án; cơ chế, chính sách bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; ban hành nghị quyết chứa quy phạm pháp luật để hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt của dự án; bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VACOD-HBA làm việc tại Nga, hứa hẹn cơ hội "đơm hoa kết trái"

VACOD-HBA làm việc tại Nga, hứa hẹn cơ hội "đơm hoa kết trái"

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA khẳng định hai hiệp hội sẽ luôn là cầu nối để kết nối cộng đồng doanh nghiệp Nga và cộng đồng doanh nghiệp hai hiệp hội. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nga và doanh nghiệp trong khối BRICS sẽ nhận được những ưu đãi, hỗ trợ tốt nhất từ phía VACOD-HBA...

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với tỷ lệ tán thành cao

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Đô thị hóa là một xu hướng không thể đảo ngược của xã hội hiện đại, quy hoạch đô thị và nông thôn chính là công cụ quan trọng để giải quyết những thách thức xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân…

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình hội nghị

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẵn sàng tái khởi động

Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam được tái khởi động nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước…