"Uyển chuyển chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2024"

Đó là phát biểu của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024...

"Uyển chuyển chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2024"

Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2024, ông Đào Minh Tú cho biết, điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đảm bảo lượng tiền hài hoà trong lưu thông.

Liên quan đến điều hành lãi suất, theo Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay; yêu cầu các tổ chức tín dụng công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói…

Đối với thị trường ngoại hối, Phó Thống đốc cho biết, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình trong và ngoài nước, góp phần hấp thụ các cú sốc bên ngoài, giữ ổn định được thị trường ngoại tệ và hạn chế được các biến động lớn trong ngắn hạn của tỷ giá, ổn định giá trị đồng tiền; thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

“Tỷ giá là vấn đề lớn, là quan hệ tổng hoà của các mối quan hệ vĩ mô. Thời gian qua có những quốc gia mất giá đồng tiền nội tệ lên tới 7%, 11% và tỷ lệ đồng Việt Nam mất giá là hợp lý trong bối cảnh chịu nhiều tác động trong nước và quốc tế", ông Tú cho biết.

Cũng theo ông Tú, nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, quyết liệt, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, đến ngày 28/6/2024, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng tích cực triển khai các chương trình tín dụng như chương trình 120.000 tỷ đồng; chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; tín dụng chính sách; các chương trình mục tiêu quốc gia…

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng âm 2 tháng đầu năm từ 1 - 2% nhưng đã có sự khởi sắc những tháng sau đó và tháng 5, 6 xu hướng tăng mạnh trở lại. Toàn hệ thống đã rất tích cực, nỗ lực tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Đồng thời, những giải pháp tháo gỡ khó khăn liên quan đến các yếu tố pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.

“Không tích cực vấn đề tăng trưởng tín dụng sẽ không đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, an ninh, an toàn xã hội”, ông Tú nói.

Trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thị trường vàng là vấn đề rất nóng bởi sự chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước giá vàng trong nước cao. Tuy nhiên, theo ông Tú, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước và sự phối hợp của các bộ ngành liên quan, đến nay chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới quy đổi đã giảm đáng kể. Giá bán vàng miếng SJC trên thị trường trong nước đã giảm mạnh, chênh lệch trên 5 triệu đồng/lượng so với giá thế giới. Mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.

Ông Tú tiếp tục nhấn mạnh sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu là hệ quả của một quá trình, nhưng đã được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ ngân hàng trong những tháng cuối năm 2024, Phó Thống đốc cho biết, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong cung ứng và tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

Đồng thời, triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Xem thêm

“Sức nóng” tỷ giá sẽ hạ nhiệt từ nửa đầu năm 2025

“Sức nóng” tỷ giá sẽ hạ nhiệt từ nửa đầu năm 2025

Sang nửa đầu năm 2025, áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, nhưng không cao như nửa cuối 2025. Đồng thời, lạm phát sẽ kiểm soát tốt hơn. Nếu lạm phát đến sẽ chủ yếu là do chi phí đẩy chứ không phải do cầu kéo. Còn về yếu tố tỷ giá, nửa đầu 2025, tỷ giá không còn nhiều áp lực nữa...

“Sức nóng” tỷ giá sẽ giảm trong tháng 6 và tháng 7?

“Sức nóng” tỷ giá sẽ giảm trong tháng 6 và tháng 7?

Theo nhận định của MBS, tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.100 – 25.300 USD/VND trong tháng 6 và tháng 7. Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024... 

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...