“Vàng đã thoát ly khỏi biến động kinh tế”

Một lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, qua sự kiện ngày vía Thần Tài, một lần nữa cho thấy vàng đã thoát ly khỏi những biến động của nền kinh tế.
“Vàng đã thoát ly khỏi biến động kinh tế”

Cơn sốt vàng lại bùng lên vào ngày Vía Thần Tài 

Nhận định trên đưa ra sau những diễn biến hôm qua (6/2), ngày vía Thần Tài 10 tháng Giêng.

Nhu cầu và tâm lý mua vàng cầu may đầu năm mới mở rộng trong dân cư khiến giao dịch trên thị trường vàng hôm qua sôi động, nhưng không có hiện tượng khan cung, không có đột biến về giá, thậm chí giá còn giảm về cuối ngày, giao dịch vàng miếng yếu cả về lượng và giá…

Theo vị lãnh đạo chuyên trách trên, nhu cầu trong ngày đặc biệt đó tăng cao, nhưng cũng có một phần được phản ánh “hơi quá”. Vì theo ông, có hiện tượng doanh nghiệp thuê người đứng xếp hàng từ sáng sớm để tạo thêm hiệu ứng(?).

Dù vậy, thông tin từ các doanh nghiệp đầu mối cho thấy, quy mô giao dịch trong ngày Thần Tài đã gia tăng đột biến.

Trước đó, các đầu mối đã chuẩn bị lượng hàng lớn. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) chuẩn bị sẵn 150.000 sản phẩm, tăng gấp đôi năm ngoái, chưa kể 5.000 sản phẩm gà trống mạ vàng giá trị tới 15-17 triệu đồng/sản phẩm; Công ty Vàng bạc đá quý DOJI cũng sẵn sàng 200.000 sản phẩm, gấp đôi năm ngoái; Công ty Bảo Tín Minh Châu, số lượng các sản phẩm chuẩn bị cũng tăng gấp 3-5 lần…

Chốt ngày, hầu hết các đầu mối trên đều đạt doanh số lớn. Như tại Công ty Vàng bạc đá quý DOJI, hơn 220.000 sản phẩm đã được bán ra, hay lượng vàng bán ra của Công ty Bảo Tín Minh Châu đạt gấp đôi năm ngoái…

Câu hỏi lớn đặt ra: lượng vàng lớn nói trên từ đâu ra, trong bối cảnh hơn bốn năm qua Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu và các doanh nghiệp đầu mối vẫn thường phản ánh thiếu nguyên liệu đầu vào, nhiều lần xin nhập khẩu?

Tất nhiên, trước nhu cầu lớn trong ngày Thần Tài, các doanh nghiệp đã chủ động chuẩn bị hàng trước từ 4-5 tháng. Không được nhập khẩu nhiều năm qua, nhưng nguồn cung từ nhập lậu qua kênh tiểu ngạch cũng là một điểm được xem xét. Mặt khác, nguồn cung còn được quay vòng, do người dân bán ra thời gian qua thay vì “đóng băng” găm giữ.

Theo vị lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước nói trên, trong nhiều năm qua không nhập khẩu nhưng thị trường vàng trong nước vẫn tự cân đối được cung cầu, phía đầu mối tạo cung vàng miếng là Ngân hàng Nhà nước (qua đơn vị gia công là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC) cũng không đưa ra thêm một lượng nào.

“Trong hai năm rưỡi qua, không có một lượng vàng miếng SJC mới nào được đưa ra thị trường. Hạn mức 60.000 lượng cấp cho công ty SJC trước đây vẫn là nguồn hàng cũ, để làm công tác hậu mãi, gia công lại lượng vàng cũ móp méo hoặc cần gia công lại trong quá trình lưu thông mà thôi”, vị lãnh đạo trên nói.

Ở góc nhìn cá nhân, vị này cho rằng, dù không tạo cung vàng miếng mới, không nhập khẩu, nhưng thị trường vàng vẫn tự cân đối được trước những tác động lớn. Ngày vía Thần Tài được xem là một điển hình tác động đến nhu cầu vàng trên thị trường.

Nhìn lại cả quá trình, cũng theo quan điểm trên, thị trường vàng đã thoát ly khỏi những biến động lớn, chứ không gây hiệu ứng và xáo trộn lớn như nhiều năm trước.

Nhận định trên xâu chuỗi lại các “phép thử” từ nhiều sự kiện lớn xẩy ra những năm gần đây như việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đột ngột phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu (Brexit), kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ…, và đến cả hiện tượng sức cầu mở rộng trong ngày vía Thần Tài như trên.

“Trước các sự kiện lớn tác động, nhu cầu vàng có tăng lên, nhưng thị trường vẫn đáp ứng đầy đủ. Một bộ phận người dân đã bán vàng ra, tạo cung, chuyển hóa vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản…

Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng đề án chống đô la hóa, chống vàng hóa trình Chính phủ, cũng như rà soát lại Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng. Định hướng là tiếp tục thực hiện chuyển hóa vốn vàng trong nền kinh tế, chứ không phải huy động và cho vay như trước đây”, vị lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Theo Minh Đức/VNeconomy 

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...